Lựa chọn, hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Lựa chọn, hoạch định chính sách

a. Lý do hoạch định chính sách

Khi hoạch định một chính sách, trƣớc tiên phải thuyết phục đƣợc ý chí chủ thể về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề bằng công cụ chính sách và qua chủ thể thuyết phục các đối tƣợng thực thi chính sách về lợi ích kinh tế, xã hội,… của chính sách sẽ ban hành. Đây đƣợc coi là phần mở đầu của một chính sách, để ngƣời tiếp cận có thể nắm đƣợc tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề chính sách. Toàn bộ nội dung thuyết phục đó đƣợc gọi là lý do

hoạch định chính sách.

Vấn đề chính sách đƣợc hiểu là những mâu thuẫn nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động cần đƣợc giải quyết bằng chính sách để thoả mãn nhu cầu nhất định của xã hội. Nhƣ vậy có thể thấy vấn đề chính sách là hạt nhân của chính sách, nó hƣớng các mục tiêu, giải pháp cần có của chủ thể hoạch định chính sách vào giải quyết vấn đề, đồng thời nó cũng thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào thực hiện chính sách để giải quyết vấn đề cùng nhà nƣớc.

Để chính sách có sức thuyết phục cao đối với cả ngƣời tổ chức và thực hiện, đồng thời củng cố lòng tin của nhân dân vào chính sách của nhà nƣớc, chính sách đó cần đảm bảo một số tiêu chí nhƣ:

- Tính bức xúc của vấn đề chính sách đối với đời sống xã hội. - Tính phức tạp của vấn đề chính sách.

- Tính thời cơ của việc ban hành chính sách.

- Khả năng giải quyết vấn đề chính sách của nhà nƣớc.

- Khả năng tồn tại của chính sách với các công cụ quản lý nhà nƣớc. - Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách so với yêu cầu quản lý nhà nƣớc.

- Phải trình bày những căn cứ khoa học để hoạch định chính sách và những căn cứ ban hành chính sách của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Các căn cứ đƣợc nêu ngắn gọn, xác thực với điều kiện hoàn cảnh của đất nƣớc và nên hƣớng vào vấn đề chính sách.

b. Ban hành chính sách

Sau khi nhà hoạch định dự thảo những nội dung chi tiết của chính sách, để chính sách đƣợc chính thức ban hành phải trải qua một bƣớc rất quan trọng, đó là quyết nghị chính sách.

đƣa vào thực hiện để cho chính sách có đƣợc sức mạnh công quyền, thu hút đƣợc sự tham gia của cơ quan nhà nƣớc các cấp, của mọi tầng lớp nhân dân.

Tại Việt Nam, với những chính sách do trung ƣơng ban hành, theo quy định của Hiến pháp việc quyết nghị chính sách do hai cơ quan thực hiện là Quốc hội và Chính phủ. Quốc hội quyết định những chính sách lớn cơ bản còn Chính phủ quyết định những chính sách cụ thể. Việc quyết nghị chính sách thƣờng diễn ra trong các phiên họp Chính phủ sau khi đã xin ý kiến của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản, do các thành viên Chính phủ biểu quyết theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ. Chính sách đƣợc ban hành dƣới thể thức là nghị quyết Chính phủ theo quy định của Điều 56, khoản 1 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Với những chính sách do cấp Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, theo Điều 40 - Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân [38], đã quy định rõ: chính sách thông qua sau khi cơ quan tƣ pháp đã thẩm định dự thảo chính sách do đại diện cơ quan soạn thảo đƣa ra và khi có quá nửa tổng số thành viên uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành. Chính sách chính thức có hiệu lực khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân tỉnh ký ban hành.

Chính sách đã đƣợc ban hành nhƣng để cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và mọi tầng lớp nhân dân biết để thực hiện, cơ quan ban hành chính sách cần phải công bố chính sách bằng nhiều hình thức (kênh thông tin) để chính sách đến đƣợc với ngƣời dân nhƣ : Đăng công báo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, qua các phƣơng tiện báo chí, phát thanh truyền hình…

c. Triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực

Triển khai chính sách là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực, nói cách khác đây là bƣớc tổ chức thực hiện chính sách để thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung

Công tác tổ chức thực hiện chính sách có những đặc trưng cơ bản dƣới đây:

- Là hoạt động có tổ chức của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nƣớc; - Là hoạt động biến các ý tƣởng, chủ trƣơng, mục tiêu của chính sách thành những kết quả cụ thể trong cuộc sống mang lại lợi ích thiết thực cho tổ chức, đơn vị;

- Là hoạt động khi giải quyết từng vấn đề đặt ra của chính sách từ đó sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề đặt ra của chính sách;

- Việc tổ chức thực hiện chính sách có thể là thông qua việc thực hiện các chƣơng trình, dự án cụ thể với các nguồn lực (con ngƣời, tài chính …) để đạt mục tiêu, hiệu quả.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả cho rằng: Tổ chức thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế là biến ý tưởng, chủ trương, mục tiêu của chính sách đó thành thực tiễn nhằm tuyển dụng, sử dụng đội ngũ

những con người tài năng vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành y.

Tổ chức thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế phải đạt đƣợc các mục tiêu:

- Khuyến khích đƣợc lao động sáng tạo của NNL ngành y tế;

- Đảm bảo đƣợc các điều kiện về vật chất và tinh thần trong lao động và cuộc sống của NNL ngành y tế;

- Khích lệ đƣợc sự phát huy sáng tạo, kỹ năng lao động nghề nghiệp của NNL ngành y tế để biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp nhắm đạt đƣợc hiệu suất, hiệu quả trong công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)