Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực y tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực y tế

Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề y là một nghề đặc biệt cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Cùng với các chính sách chung của Đảng, Nhà nƣớc thì chính quyền địa phƣơng trong tỉnh cũng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tƣ các hoạt động nhằm nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực.

a. Chế độ đãi ngộ

Chế độ đãi ngộ là công cụ đặc biệt quan trọng để thu hút, duy trì nhân lực ở các cơ sở y tế và để khuyến khích nhân lực y tế thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng trách nhiệm đƣợc giao. Vì vậy, thời gian qua, ngành y tế tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc đã có nhiều chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ y tế, giúp cán bộ y tế thêm gắn bó với nghề, tận tụy với công việc.

Theo đó, cán bộ y tế đƣợc hƣởng các chế độ phụ cấp nhƣ phụ cấp ƣu đãi theo nghề, phụ cấp đối với cán bộ công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, chế độ đặc thù cho nhân viên y tế thôn bản… Đồng thời, tỉnh cũng đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc điều động, tăng cƣờng bác sĩ đến các trạm y tế xã chƣa có bác sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đi kèm với những quyền lợi nhƣ hỗ trợ kinh phí hàng tháng, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc xét nâng lƣơng trƣớc thời hạn 12 tháng và đƣợc ƣu tiên xem xét đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh quản lý thích hợp… Tỉnh cũng đã có chủ trƣơng tăng lƣơng cho cán bộ y tế cấp xã, đặc biệt là các xã miền núi. Điều này đã khuyến khích cán bộ y tế ở tuyến trên về làm việc tại các trạm y tế xã.

Tuy nhiên, một số chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn chậm thay đổi và chƣa thỏa đáng để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ y tế và khuyến khích họ làm việc hiệu quả, chất lƣợng.

Hiện nay, ngành y tế của tỉnh vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Trong khi đó, tình trạng bác sĩ, dƣợc sĩ ở các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện, xã bỏ việc đến làm việc tại một số cơ sở y tế thuộc các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Nam, Đà N ng và các bệnh viện tƣ nhân ở các tỉnh khác vẫn tiếp diễn trong hơn 5 năm qua. Phần lớn những bác sĩ nghỉ việc là những ngƣời có kinh nghiệm, có trình độ sau đại học, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, thạc sĩ và thậm chí có cả những ngƣời đang giữ chức trƣởng, phó các khoa.

Là đối tƣợng thuộc diện đƣợc chú trọng đào tạo, hỗ trợ cho đi học nhằm nâng cao chuyên môn để làm nòng cốt trong khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Thế nhƣng, họ vẫn s n sàng bồi thƣờng kinh phí cho nhà nƣớc để xin đƣợc nghỉ việc. Về nguyên nhân bỏ việc có nhiều yếu tố tác động nhƣng chủ yếu vẫn là thu nhập và điều kiện làm việc.

Có thể thấy, chính sách đãi ngộ với cán bộ đang công tác trong ngành y tế nói chung, bác sĩ, dƣợc sĩ nói riêng trong tỉnh còn chƣa thỏa đáng so với một số địa phƣơng khác (lƣơng cơ bản và các khoản phụ cấp của bác sĩ, dƣợc sĩ có thời gian hơn mƣời năm chỉ 4 – 4,5 triệu đồng/tháng). Một số chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế chậm thay đổi và còn bất cập nhƣ chế độ trực, phụ cấp ƣu đãi nghề...

Hiện nay chỉ có một bảng lƣơng chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, do đó tất cả viên chức có trình độ nhƣ nhau đều xếp cùng một ngạch lƣơng. Còn đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa đƣợc thực hiện bằng các chế độ phụ cấp. Nhƣng phụ cấp đối với cán bộ y tế còn thấp và chƣa bảo đảm cân đối giữa các ngành nghề. Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm mức cao nhất đối với những ngƣời trực tiếp điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh HIV/AIDS, lao, phong… chỉ đƣợc 0,4 lần mức lƣơng tối thiểu (khoảng 420.000 đồng/tháng), khi nghỉ hƣu thì không đƣợc hƣởng.

Chính sách tiền lƣơng chƣa tính đến đặc thù nghề nghiệp và thời gian đào tạo của một số ngành. Vì thế bác sĩ đào tạo 6 năm ra trƣờng công tác cũng hƣởng lƣơng khởi điểm bằng các ngành đào tạo 4 năm. Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe con ngƣời rất cần những cán bộ có kinh nghiệm thì lại không đƣợc hƣởng phụ cấp thâm niên nghề nhƣ của một số ngành.

b. Công tác thi đua, khen thưởng

Hàng năm, tiến hành bình xét thi đua và đề nghị khen thƣởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc; thực hiện tốt việc khen thƣởng đột xuất,

khen thƣởng các chuyên đề và khen thƣởng tổng kết năm dựa trên nguyên tắc công bằng, công khai, dân chủ, kịp thời; đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tƣợng khen thƣởng; nhân rộng điển hình tiên tiến.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ trong toàn ngành theo đúng quy định, quy trình, bảo đảm chất lƣợng, số lƣợng, cơ cấu theo quy định, coi trọng việc nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch; chủ động phát hiện, tiến cử, giới thiệu những cán bộ trẻ triển vọng nổi trội, cán bộ nữ, cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, nhiều phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chƣa kích thích, động viên đƣợc mọi ngƣời tham gia, chƣa thật sự phát huy trí tuệ, tâm huyết của nhân viên y tế.

Việc đề bạt, bổ nhiệm vẫn dựa nhiều vào cảm tính, nể nang. Điều này đã ảnh hƣởng phần nào đến động lực làm việc của nhân viên y tế.

c. Điều kiện làm việc

Song song với việc ban hành các chính sách đãi ngộ thì việc tạo môi trƣờng làm việc để nhân viên y tế phát triển năng lực là việc làm cần thiết, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân.

Trong những năm qua, nhằm tạo điều kiện làm việc cho cán bộ y tế, tỉnh cũng đã tiến hành nâng cấp, mở rộng và triển khai xây dựng mới các cơ sở y tế, đồng thời trang bị nhiều thiết bị, máy móc hiện đại cho các tuyến, đặc biệt là các trạm y tế xã, y tế thuộc vùng nông thôn, miền núi và hải đảo.

Tuy nhiên, quá trình đầu tƣ nâng cấp hoặc xây dựng mới còn gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ và thiếu đồng bộ đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các hoạt động chuyên môn của các đơn vị. Ngoài ra, đa số bác sĩ ở trạm y tế xã hiện đang công tác trong điều kiện còn khó khăn, thiếu hụt về cơ sở vật chất trang thiết bị.

tƣơi, gắn kết cán bộ, nhân viên trong các đơn vị đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, mang lại hiệu quả thiết thực về tinh thần, xây dựng không khí đoàn kết, sôi nổi nơi cơ quan, đơn vị.

2.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)