CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 122)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh

Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời, là một trong những điều kiện cơ bản để con ngƣời sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con ngƣời luôn đƣợc quan tâm hàng đầu.

Trong những năm qua, với những giải pháp đúng đắn, kinh tế Quảng Ngãi không ngừng phát triển với tốc độ cao. Kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên làm gia tăng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cƣ đối với các dịch vụ y tế cũng nhƣ quyền đƣợc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lƣợng cao.

Sự gia tăng dân số và tuổi thọ trung bình của ngƣời dân, đặt ra yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi trong thời gian tới. Đồng thời, với cơ cấu dân số trẻ thì nhóm phụ nữ bƣớc vào tuổi sinh đẻ cũng rất cao, điều đó ảnh hƣởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản và chăm sóc nhi khoa.

Quảng Ngãi nằm trong vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hƣởng của thiên tai và biến đổi khí hậu, hàng năm phải hứng chịu khá nhiều trận mƣa bão, gây lụt lội kéo dài ảnh hƣởng đến đời sống dân cƣ. Các dịch bệnh nhƣ dịch cúm A/H5N1, sốt xuất huyết, sốt rét… phát sinh và phát triển đáng kể vào mùa mƣa bão vì môi trƣờng sau lụt tạo điều kiện thuận lợi lan truyền các bệnh truyền nhiễm, giảm sức đề kháng của con ngƣời. Điều này kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân trong mùa mƣa bão.

triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã và đang có những tác động không nhỏ đến sức khỏe của ngƣời dân. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất, chế biến, các làng nghề và thậm chí ngay cả các cơ sở y tế của nhà nƣớc đều chƣa có hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng theo đúng quy chuẩn. Tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất, cát, đá...) gây ô nhiễm môi trƣờng, phát sinh bệnh nghề nghiệp xảy ra ở hầu hết các đơn vị khai thác trên địa bàn tỉnh. Vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trƣờng, thiếu nƣớc sạch, thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản khác đã đe dọa đến sức khỏe ngƣời dân.

Mô hình bệnh tật thay đổi, kéo theo sự chuyển hƣớng từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không lây nhiễm, ngộ độc, chấn thƣơng…, dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân ngày càng cao trong thời gian đến. Đặc biệt là nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế chất lƣợng với trình độ kỹ thuật cao và nhu cầu tầm soát phát hiện sớm các bệnh hiểm nghèo để phục vụ cho việc chữa trị hiệu quả.

Ngoài ra, nhu cầu khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của ngƣời dân trong những năm đến ngày càng tăng cao, nhất là đối với các tuyến dƣới.

Xây dựng hệ thống y tế và mạng lƣới khám, chữa bệnh tỉnh Quảng Ngãi ngày càng vững mạnh, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế và mạng lƣới khám, chữa bệnh Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lƣợng dân số, cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển ngành y tế

a. Định hướng chính sách về nguồn nhân lực ngành y tế Việt Nam

thống y tế, bao gồm cả chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế. Một trong những chính sách quan trọng đó là Nghị quyết 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết 46 đã đặt ra các mục tiêu cho hệ thống y tế là “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lƣợng giống nòi, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống CSSK đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nghị quyết đã đƣa ra giải pháp chiến lƣợc về nguồn nhân lực y tế, đó là: “Kiện toàn đội ngũ CBYT cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, sắp xếp lại mạng lƣới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về CBYT phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện; xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, NVYT; thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”.

b. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện Thông tƣ liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, biên chế của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế cần đƣợc tăng dần cho đủ theo định mức quy định.

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống y tế và mạng lƣới khám, chữa bệnh tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, mạng lƣới cung ứng dịch vụ y tế của tỉnh tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền với quy mô 50 giƣờng; Bệnh viện Sản – Nhi với quy mô 300 giƣờng vào năm 2015. Đến năm 2020 có Bệnh viện Điều dƣỡng – Phục hồi chức năng với quy mô 50 – 100 giƣờng bệnh; xây dựng mới Bệnh viện đa

khoa huyện Sơn Tịnh với quy mô 100 giƣờng bệnh; thành lập mới Phòng khám đa khoa khu vực Trà Tân, huyện Trà Bồng với quy mô 10 giƣờng... Đặc biệt mạng lƣới y tế cơ sở tiếp tục đƣợc chuẩn hóa và phát triển theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020.

Nhu cầu cán bộ đại học: bác sĩ, dƣợc sĩ, cử nhân điều dƣỡng, hộ sinh cho việc bổ sung nguồn nhân lực trƣờng Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm, công tác quản lý nhà nƣớc ở Sở Y tế, các Chi cục trực thuộc Sở, các Phòng Y tế thuộc UBND huyện, thành phố.

Về quy mô: Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý, bảo đảm

đạt đƣợc các chỉ tiêu cơ bản: có 6 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2015; 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020; 0,8 dƣợc sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2015; 1 dƣợc sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất 01 – 02 dƣợc sĩ đại học.

Về cơ cấu: Bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực y tế hợp lý theo ngành và

theo tuyến. Bảo đảm cơ cấu cán bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 3,5 – 4 điều dƣỡng, hộ sinh, KTV/ bác sĩ. Bổ sung biên chế dƣợc sĩ cho trạm y tế xã bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác cung ứng thuốc tại tuyến xã.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020

ĐVT: Ngƣời TT Chỉ tiêu chủ yếu Kế hoạch đến năm 2015 Kế hoạch đến năm 2020 Chỉ tiêu đầu vào

1. Cán bộ y tế/vạn dân 44,5 49,9

2. Số bác sĩ/vạn dân 6 7

4. Điều dƣỡng, hộ sinh, KTV/bác sĩ 3,5 4 5. Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động

(%) 100 100 6. Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ làm việc (%) 100 100 7. Tỷ lệ trạm y tế có NHS trung cấp trở lên hoặc YSSN (%) 100 100 8. Giƣờng bệnh/vạn dân 25,3 29,43 Chỉ tiêu hoạt động

9. Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ (%) > 95 > 95 10. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí chí quốc gia về y tế (%) 70 90

11. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%) 70 90

12. Tỷ lệ chất thải rắn y tế đƣợc xử lý (%) 84 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu đầu ra

13. Tuổi thọ trung bình (tuổi) 74,0 74,6

14. Tỷ suất chết mẹ (p100.000) 58 52

15. Tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi (p1.000) 10,5 8 16. Tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi (p1.000) 15,5 13 17. Quy mô dân số (1000 ngƣời) 1.248,200 1.284,000

18. Mức giảm tỷ lệ sinh (‰) 0,2 0,2

19. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (‰) 9,00 8,00 20. Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) 112 112 21. Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị SDD (cân nặng/tuổi)

(%)

15 12

22. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

< 0,03 < 0,03

Đến năm 2015 có 70% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Đến năm 2020 có 90% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nhu cầu khám, chữa bệnh của ngƣời dân tỉnh Quảng Ngãi phải cần bổ sung thêm khoảng 200 bác sĩ.

3.1.3. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp

Trong “Chiến lƣợc Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Nhà nƣớc vẫn phải chăm lo sức khỏe cho toàn dân, nhất là các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển và ngƣời dân sinh sống ở các vùng biển và hải đảo.

Trong những năm tới cần nhất quán quan điểm về thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho khu vực công ngành y tế nhƣ sau:

Thứ nhất, gắn liền chiến lƣợc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao

với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu: “Ngành y tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣng cần nhấn mạnh, đối với lĩnh vực y tế, y tế công lập vẫn phải là chủ đạo”. Thực hiện quan điểm này công tác thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao có vai trò quyết định.

Phát triển nguồn nhân lực cao gắn liền với đặc điểm nghề nghiệp của ngành tế. Nội dung này đƣợc thể hiện: đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng theo cơ cấu cán bộ nhân viên phù hợp, theo các công việc đặc thù của y tế. Có cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhân viên. Việc đánh giá và sử dụng cán bộ nhân viên phải gắn với tiêu chuẩn hiệu quả công việc thực tế, sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên trong từng đơn vị làm thƣớc đo chủ yếu; làm tốt công tác quy hoạch để có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng lâu dài.

Thứ hai, coi trọng nhân tố con ngƣời trong sự nghiệp đổi mới của

tƣởng, nhận thức vai trò của nhân lực đối với sự nghiệp đổi mới của ngành y tế; trong đó mũi nhọn là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đối với ngành y tế, trong đó y tế công vốn đƣợc coi là xƣơng sống của ngành y tế, ngành y tế hoạt động cũng chịu tác động của môi trƣờng kinh tế nên yếu tố con ngƣời càng trở nên quan trọng. Nhân tố con ngƣời trong y tế công cần đƣợc coi trọng đúng mức, nếu không sẽ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn hại đáng kể đến sự phát triển y tế công trong thời gian qua.

Thứ ba, gắn chiến lƣợc quản trị nguồn nhân lực đi đôi với xây dựng tổ

chức và đổi mới cơ chế chính sách của ngành y tế trong từng thời kỳ. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên và xây dựng y tế công, đổi mới cơ chế chính sách, phƣơng thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng nhân sự phải gắn với yêu cầu nội dung xây dựng y tế công, đổi mới cơ chế chính sách, vì mục tiêu phát triển ngành y tế nhà nƣớc.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ

Tỉnh Quảng Ngãi có một thuận lợi là trên toàn quốc, một số tỉnh, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Tuy nhiên, do tỉnh Quảng Ngãi có những đặc điểm riêng về điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nên để chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao phát huy hiệu quả vào thực tế cần có các giải pháp triển khai thực hiện chính sách. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Thứ nhất, cần xây dựng và ban hành những văn bản hƣớng dẫn cụ thể

đến Sở Y tế để nắm bắt, và triển khai đúng, đầy đủ những nội dung của chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao và sinh viên tốt nghiệp đại học về

công tác.

Vì vậy, sau khi ban hành chính sách các cơ quan có trách nhiệm nhƣ Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần ban hành những hƣớng dẫn cụ thể về hình thức tuyển dụng, cách thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với NNLCLC và sinh viên diện thu hút... Sở Y tế triển khai hiệu quả chính sách vào cuộc sống, tránh những lúng túng, thiếu sự thống nhất trong thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, cần có các hình thức tuyên truyền rộng rãi đến các trƣờng Đại

học Y- Dƣợc để các sinh viên sắp tốt nghiệp biết đƣợc chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác, động viên các bác sĩ, dƣợc sĩ thuộc diện ƣu đãi về công tác tại địa phƣơng. Đẩy mạnh công tác thanh niên tạo các phong trào sâu rộng động viên thanh niên sau tốt nghiệp đại học về công tác, đặc biệt ở các vùng khó khăn.

Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, các chƣơng trình phổ biến chính sách của đài phát thanh truyền hình địa phƣơng, các tờ báo điện tử nhƣ trang website chính thức của tỉnh Quảng Ngãi; qua hội chợ việc làm đƣợc tổ chức hằng năm của tỉnh, qua các buổi công tác của báo cáo viên tỉnh Đoàn.... Bằng rất nhiều kênh thông tin khác nhau, chính sách thu hút với các nội dung mới về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ sẽ đến đƣợc với đông đảo sinh viên là con em địa phƣơng.

Cùng với chính sách thu hút cần có thông báo về chỉ tiêu, nhu cầu về số lƣợng, trình độ, chuyên ngành các yêu cầu cụ thể khác của ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi để sinh viên tham khảo, lựa chọn vị trí phù hợp với nguyện vọng, điều kiện, trình độ chuyên môn của mình để đăng ký đƣợc tuyển dụng.

Thứ ba, Sở Y tế cần thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai đối

tƣợng diện thu hút về làm việc ở cơ sở. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các các cấp thƣờng xuyên hƣớng dẫn, kiểm tra cơ sở tiếp nhận, bố trí , tạo điều kiện cho đối tƣợng diện thu hút phát huy kiến thức; coi trọng bồi

dƣỡng về nhận thức chính trị tƣ tƣởng, đánh giá những đối tƣợng hoàn thành tốt nhiệm vụ đề nghị tuyển vào chức danh chuyên trách, đồng thời xây dựng ngân sách để hỗ trợ kịp thời.

Cùng với việc tạo điều kiện tốt nhất để đối tƣợng diện thu hút sớm bắt nhịp với cơ sở y tế khi đƣợc tuyển dụng, cần làm tốt công tác trong cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng nhân dân để cán bộ y tế mới yên tâm, mạnh dạn khi thực hiện công việc. Cần có sự kiểm tra giám sát với cả hai đối tƣợng: Lãnh đạo nơi tiếp nhận và bản thân các đối tƣợng đƣợc nhận về qua chính sách thu hút.

Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Ngãi, với khó khăn, hạn chế về

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 122)