TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘ

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trƣờng Sơn hƣớng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, Quảng Ngãi cách Thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 1 huyện trung du, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi gồm 184 xã/phƣờng/thị trấn và 1.064 thôn bản.

Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, địa hình tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, hải đảo. Phía Tây của tỉnh là sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu.

Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25- 26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa nắng. Khí hậu có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phƣơng tạo ra. Mƣa 2.198 mm/năm nhƣng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12, còn các tháng khác thì khô hạn.

Đặc điểm đó đã ảnh hƣởng đến sự hình thành, phân bố mạng lƣới giao thông, các điểm dân cƣ và tác động đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong tỉnh, nhất là việc tiếp cận các dịch vụ y tế đến với ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đồng thời, sự tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân, góp phần làm thay đổi mô hình bệnh tật trong tỉnh.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 18,66% và bình quân 2 năm 2011 – 2012 tăng trƣởng đạt 6,85% (cả nƣớc tăng 5,18%). Đặc biệt trong năm 2013, trong khi tốc độ tăng trƣởng GDP của cả nƣớc 5,4% thì Quảng Ngãi đã vƣợt lên tốc độ tăng trƣởng ở 2 con số 12,1%. Điều này phản ánh sự phát triển vƣợt bậc của Quảng Ngãi trong năm qua.

Ngoài ra, GDP bình quân đầu ngƣời tăng từ 1.728 USD năm 2012 lên hơn 2.040 USD năm 2013, cao hơn kế hoạch đề ra (1.930 USD).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể, năm 2011 đạt 252,361 triệu USD; năm 2013 đạt 508,8 triệu USD.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả vƣợt bậc, năm 2011 tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn (gồm thu cân đối NSNN và khoản thu để lại quản lý qua NSNN) đạt 19.537 tỷ đồng và năm 2013 đạt 30.199 tỷ đồng, đứng thứ tƣ cả nƣớc.

Kinh tế phát triển nhanh và ổn định là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tƣ y tế và tăng chi cho phúc lợi xã hội; tạo điều kiện mở rộng quy mô các cơ

sở y tế, xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa, tăng cƣờng hệ thống y tế dự phòng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao... Tổng kinh phí chi cho y tế của tỉnh năm 2013 tăng 117,1% so với năm 2010.

Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng đạt đƣợc những kết quả tích cực, đặt biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 trên địa bàn tỉnh là 87.862 hộ, tỷ lệ 31,94% (trong đó, 6 huyện miền núi chiếm 74,95%). Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh là 14,93% (trong đó, thành thị chiếm 6,06%, nông thôn chiếm 16,5%), tỷ lệ hộ nghèo miền núi là 41,57%, giảm 6,62% so với năm 2012 và giảm 13,55% so với năm 2011.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng tăng trƣởng chƣa thật sự bền vững. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, vẫn còn trên 60% dân số sống bằng nghề nông. Thu nhập và mức sống của ngƣời dân khu vực nông thôn, miền núi còn thấp. Toàn tỉnh hiện còn 6 huyện thuộc 62 huyện nghèo của cả nƣớc.

Điều này đặt ra cho ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi những yêu cầu trong công tác triển khai, phân bổ nguồn nhân lực y tế sao cho phù hợp với mục tiêu công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhân dân.

b. Điều kiện xã hội

Dân số tỉnh Quảng Ngãi có đến ngày 31/12/2013 là 1.236.250 ngƣời; trong đó: nữ chiếm 50,69%, nam chiếm 49,31%; thành thị chiếm 14,66%, nông thôn chiếm 85,34%. Mật độ dân số là 240 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đồng đều, tập trung ở vùng ven biển, vùng đồng bằng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 8,5‰.

Trong đó ngƣời Kinh chiếm tỷ trọng đông nhất (87,12%), phân bố khắp trên địa bàn tỉnh, tập trung ở trung tâm các huyện, thị trấn, thị xã, các tụ điểm văn hoá phát triển và phân tán ở vùng nông thôn, miền núi và hải đảo.

Đồng bào ngƣời CaDong chiếm 1,30%; ngƣời Cor chiếm 2,20% tổng dân số, sống tập trung ở vùng miền núi; chủ yếu ở huyện Sơn Tây, Tây Trà và Trà Bồng. Đồng bào H’re chiếm 8,85 % tổng dân số.

Ngoài ra còn có một số ít ngƣời Hoa cƣ trú rải rác trên địa bàn, nhƣng đông nhất ở thành phố Quảng Ngãi; hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa chủ yếu là kinh doanh.

Bảng 2.1: Cơ cấu dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Dân tộc Tổng số Cơ cấu %

Tổng số 1.236.250 Kinh 1.077.064 87,12 CaDong 15.940 1,30 H’re 109.502 8,85 Cor 27.194 2,20 Dân tộc khác 6.550 0,053

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2013)

Sự phân bố dân số không đồng đều giữa các vùng miền và với cơ cấu dân số dân tộc và đặc biệt là tỷ lệ dân số của đồng bào dân tộc chiếm trên 12,3% là một trong những khó khăn cho việc nâng cao dân trí, đặc biệt về chất lƣợng dân số còn thấp, hạn chế về thể lực, chiều cao, cân nặng, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng khá cao, ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn lao động. Phong tục tập quán đã ảnh hƣởng đến công tác chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Vấn đề đó đặt ra cho ngành y tế tỉnh những thách thức về số lƣợng nhân lực y tế và sự phân bổ sao cho hợp lý giữa các vùng miền để phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

trong những năm gần đây tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu nhân lực y tế.

Bảng 2.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

TT Đối tƣợng Số tham gia

BHYT Tổng số đối tƣợng Tỷ lệ (%) 1 Trẻ em dƣới 6 tuổi 107.551 113.054 95,13 2 Ngƣời nghèo 274.355 289.099 94,90 3 Ngƣời cận nghèo 2.838 50.878 5,58

4 Học sinh, sinh viên 166.049 246.373 67,40

5 Các đối tƣợng có trách nhiệm

tham gia BHYT khác 140.763

6 Các đối tƣợng tự nguyện

khác 32.757

Tổng cộng 724.313 699.404

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Ngãi)

Ngoài ra, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và cơ giới hóa, cùng với sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh đã dẫn đến sự thay đổi của môi trƣờng xã hội trong lối sống và lao động. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc cùng với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân, gây nên hàng loạt các vấn đề liên quan đến các bệnh cấp tính và mãn tính … dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân tăng lên đáng kể. Từ đó, tăng nhu cầu về nhân lực y tế, đặc biệt là đội ngũ chuyên khoa và nhân viên y tế dự phòng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)