Chính sách quản lý, sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Chính sách quản lý, sử dụng nguồn nhân lực

Thứ nhất, chính sách về phân cấp quản lý và quyền tự chủ, tự quyết và chịu trách nhiệm giữa các địa phƣơng về kinh phí đào tạo, chế độ đãi ngộ với các đối tƣợng diện NNLCLC mà địa phƣơng cần thu hút, sử dụng, hạn chế tình trạng “xé rào” về mặt chính sách ở những địa phƣơng muốn đột phá trong cơ chế thu hút, trọng dụng NNLCLC.

Một hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách riêng cho đối tƣợng nhân sự tài năng căn cứ vào tình hình, điều kiện và nhu cầu phát triển của mỗi địa phƣơng và gắn vấn đề này với trách nhiệm cá nhân của cán bộ lãnh đạo. Quy định, tiêu chuẩn cứng hiện hành về trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn đối với các ngạch, bậc và chức danh cán bộ đã khuyến khích đội ngũ cán bộ của chúng ta tham gia đào tạo một cách đối phó, chắp vá, chạy đua bằng cấp, đủ tuổi để đƣợc học chính trị cao cấp, quản lý nhà nƣớc…thì đủ điều kiện cất nhắc làm lãnh đạo, và gạt ra khỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý NNLCLC đƣợc đào tạo cơ bản, có năng lực nhƣng chƣa đủ độ tuổi, bằng cấp chính trị, quản lý.

Hiện nay hiện tƣợng “cậu ấm, cô chiêu” (tình trạng bố trí, cất nhắc con em, ngƣời thân vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nƣớc) và nạn hối lộ đang là trở lực chính của thực hiện chính sách thu hút NNLCLC. “Vấn nạn chạy chức, chạy quyền, nạn tham quyền cố vị, nạn ô dù ấm tử ấm sinh, nạn hối lộ, chế độ lƣơng bổng bất hợp lý… đã làm nản lòng không ít những tài năng thực có”.

Không quá khắt khe về thời gian làm việc đối với NNL, tạo điều kiện để họ có thể tham gia làm việc, hoạt động khoa học ở một số đơn vị khác nếu họ có nhu cầu hợp tác, nhƣ vậy ngoài tăng thêm thu nhập cho họ, họ còn tích luỹ thêm về kinh nghiệm nghề nghiệp, học hỏi thêm đƣợc các kỹ thuật mới, chuyên môn sâu…

Trong chính sách cho NNLCLC, cơ bản nhất là tạo một không gian tự do cho sáng tạo, NNLCLC phải có cơ hội để phát huy. Tin cậy, giao việc không phải là giao việc làm mà là giao vấn đề phải xử lý để cá nhân có thể phát huy năng lực, sáng tạo trong công việc đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, phải có các điều kiện làm việc tối thiểu. Chẳng hạn kinh phí, phòng làm việc đủ tiêu chuẩn, phòng nghiên cứu... Về điều kiện vật chất phải đảm bảo cho chế độ lƣơng bổng đủ sống. Đây không phải tiêu chí nhà nƣớc cần cạnh tranh nhƣng nhất thiết phải đủ để đảm bảo.

Thứ ba, phải có môi trƣờng làm việc văn hoá, khoa học thể hiện sự trọng dụng, không đƣợc hiềm khích, đố kỵ... Mà muốn có văn hóa đó phải định mức đƣợc NNLCLC làm ra bao nhiêu giá trị, để thuyết phục đƣợc số đông. Bởi nếu không, trong hệ thống vẫn quen đánh giá theo thâm niên nhƣ lâu nay, sẽ nặng nề cho ngƣời đƣợc ƣu đãi.

Văn hóa của Việt Nam có nhiều ƣu điểm, nhƣng cũng có cái hạn chế là khó tạo sự vƣợt trội cho một cá nhân nào đó. Vì xã hội ta cần sự cố kết để chống lại mƣa lũ bão lụt, chiến tranh thƣờng xuyên, trong điều kiện đó sự hòa đồng, cố kết là điều quan trọng, nó lại mâu thuẫn với sự vƣợt trội của cá nhân. Vì vậy làm sao khắc phục đƣợc điểm này cũng là cần thiết trong việc sử dụng nguồn nhân lực.

Hiện nay, chúng ta vẫn đang khuyến khích NNLCLC vào khu vực nhà nƣớc, nhƣng nếu không xóa bỏ đƣợc vấn đề các vị trí quyền lực sẽ mang lại thu nhập thì sẽ không khuyến khích đƣợc NNLCLC vào làm việc hoặc là khuyến khích "tài năng" theo hƣớng phấn đấu đạt tới quyền lực.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của Luận văn đã giới thiệu những lý luận cơ bản về chính sách thu hút nguồn nhân lực nhƣ: khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực ngành y tế, đặc điểm nguồn nhân lực ngành y tế, chính sách và chính sách thu hút nguồn nhân lực; lựa chọn, hoạch định chính sách; đánh giá chính sách thu hút nguồn nhân lực; nội dung chính sách thu hút nguồn nhân lực; các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế. Theo suy nghĩ của tác giả đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế ở các Chƣơng 2 và 3 của Luận văn.

Do đó việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản ở Chƣơng 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng để nghiên cứu Chƣơng 2 và Chƣơng 3 của Luận văn này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)