Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Quy mô dân số

Để đảm bảo quy trình khám chữa bệnh, khả năng chăm sóc của một nhân viên y tế đối với số lƣợng ngƣời bệnh có hạn, do đó khi dân số tăng lên, đòi hỏi một số lƣợng nhân viên y tế tăng lên tƣơng ứng. Chính vì vậy, một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá mức độ phấn đấu của ngành y tế là: số cán bộ y tế/vạn dân; số bác sĩ/10.000 dân; số dƣợc sĩ đại học/10.000 dân; số y bác sĩ/10.000 dân...

b. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Khi kinh tế phát triển, thu nhập của ngƣời dân tăng lên, không phải chỉ khi ngƣời dân bị mắc bệnh mới đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trong điều kiện hiện nay, có nhiều loại bệnh hiểm nghèo tiềm ẩn trong con ngƣời một thời gian dài mới phát bệnh, vì vậy xuất hiện nhu cầu chẩn đoán sớm bệnh để điều trị hiệu quả, ít nguy hiểm đến tính mạng của ngƣời bệnh.

Trình độ văn hóa, dân trí, xã hội phát triển ngày càng cao, những tập tục chữa bệnh lạc hậu dần đƣợc xóa bỏ, ngƣời dân ngày càng ý thức đƣợc tầm quan trọng của sức khỏe, do vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đối với các cơ sở y tế ngày càng cao. Nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên, đòi hỏi số lƣợng

nhân lực y tế phải tăng lên tƣơng ứng.

c. Nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe

Các yếu tố về văn hóa nhƣ là tập quán, ngôn ngữ hoặc thái độ giao tiếp… ảnh hƣởng đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Ngƣời dân không đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau mà thay vào đó là cúng bái, đó là tập quán còn tồn tại ở một số đồng bào dân tộc thiểu số. Do tập quán và do trình độ văn hóa thấp mà có những bộ phận dân cƣ nhƣ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số không có thói quen đến khám thai và đẻ tại cơ sở y tế vẫn còn tồn tại nhiều tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Tập quán sống di cƣ ở rừng sâu, không có điều kiện chăm lo đến sức khỏe cũng gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ y tế trong việc tuyên truyền vận động sinh đẻ kế hoạch, tiêm chủng cho trẻ em.

Sự bất đồng ngôn ngữ và thái độ giao tiếp ảnh hƣởng không nhỏ đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời dân. Ngƣời dân ngại giao tiếp vì mình là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ y tế không biết tiếng dân tộc rất khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động ngƣời dân trong chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ trong khám chữa bệnh.

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe con ngƣời, là điều kiện cần thiết để nâng cao kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi ngƣời và cộng đồng. Các cộng đồng, các khu dân cƣ có trình độ học vấn cao thƣờng có tình trạng sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.

Lối sống có tác động trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Ở những ngƣời nghiện thuốc lá, rƣợu bia, ma túy… ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh tật và tử vong cao. Rƣợu bia có thể mang lại tác dụng tích cực nhất định, song đây cũng là tác nhân lớn dẫn đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực và nhiều bệnh tật khác, đặc biệt lạm dụng rƣợu bia là nguyên nhân ảnh hƣởng

trực tiếp đến sức khỏe tâm thần với các biểu hiện hoang tƣởng, trì trệ trí tuệ, tâm thần phân liệt… Lạm dụng rƣợu bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ yếu do chi phí KCB và thiệt hại do tai nạn.

Nếu ngƣời dân đƣợc trang bị những kiến thức ban đầu về sức khỏe để có thể tự phòng bệnh hoặc chăm sóc các bệnh thông thƣờng cho bản thân, gia đình thì có thể giảm đƣợc công việc của các cơ sở y tế, từ đó giảm đƣợc cầu nhân lực y tế.

Làm tốt công tác tuyên truyền về việc ngƣời dân tự bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh: Tăng cƣờng giáo dục trong các trƣờng học những kiến thức tự xử lý các vấn đề sức khỏe thông thƣờng; trang bị kiến thức chăm sóc con cái cho các cặp vợ chồng trẻ để họ tự chăm con tốt hơn; giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên sẽ ngăn cản các hành vi tai hại cần đến sự can thiệp của nhân viên y tế... tức là giảm cầu về nhân lực y tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)