6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Chính sách ƣu đãi về đào tạo
Công tác đào tạo phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đồng bộ. Phải coi việc đào tạo liên tục cán bộ nhân viên là cách đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Cần xây dựng chiến lƣợc đào tạo con ngƣời cụ thể và có kế hoạch đào tạo theo từng năm gắn với xây dựng lộ trình công danh cho cán bộ nhân viên để họ định hƣớng phấn đấu rõ ràng và gắn bó lâu dài với bệnh viện.
Xây dựng chính sách khuyến khích, đãi ngộ và thu hút cán bộ có năng lực, có chuyên môn, trình độ, bằng cấp. Xây dựng chiến lƣợc thu hút, tuyển dụng các chuyên gia làm công tác khoa học bổ sung cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo lại, đào tạo tại chỗ.
Xét theo quan điểm kinh doanh thì ngành y tế là ngành dịch vụ. Tình trạng NNL của ngành y tế hiện tại phản ánh mất cân bằng của cán cân cung - cầu. Để lấy lại thăng bằng cho cán cân đó thì nhà quản lý y tế cần can thiệp sao cho tăng cung và giảm cầu.
Tăng cung bằng cách đa dạng hoá các loại hình, đối tƣợng đào tạo. Trong xã hội có khá nhiều ngƣời ƣớc mơ đƣợc hành nghề khám chữa bệnh, tham gia vào mảng y tế, nhƣng vƣợt qua kỳ thi tuyển để vào đại học y khoa là quá tầm khả năng của họ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không đủ khả năng và nhiệt huyết để tham gia ngành y tế. Hiện nay trong xã hội vẫn có những lƣơng y, chuyên gia chữa xƣơng gia truyền, nha công, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên… đang làm thay các công việc thông thƣờng của một bác sĩ đào tạo 6 năm để các bác sĩ rảnh tay đảm đƣơng những công việc cao cấp hơn nhƣ mổ xẻ, phân tích hình ảnh y khoa… Việc đào tạo hệ y sĩ 3 năm sẽ giải quyết
nhanh gọn và hiệu quả cho vấn đề nhân lực y tế ở các vùng sâu, vùng xa. (Một điều cần xác định là khi ngƣời ta chấp nhận vào hệ Y sĩ thì phải chấp nhận ở vị trí đó suốt đời hoặc đƣợc nâng cao học vị ở một chuyên môn mình phụ trách mà không phải là bác sĩ. Muốn học thành bác sĩ thì phải thi tuyển nhƣ tất cả các thí sinh khác. Ngành y tế khó có thể chấp nhận hệ chuyên tu hay tại chức kém chất lƣợng cả đầu vào lẫn đầu ra.).
Ƣu tiên đào tạo theo địa chỉ, theo vùng miền để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực. Đối với hình thức đào tạo theo địa chỉ, ngoài việc ký cam kết giữa gia đình và UBND tỉnh, các trƣờng đại học không nên trao bằng và chứng chỉ trực tiếp cho sinh viên mà gửi về cho UBND tỉnh quản lý tránh tình trạng các em không quay trở về địa phƣơng làm việc.
Đồng thời tăng cƣờng đào tạo quản lý nhà nƣớc, quản lý ngành cho các cán bộ y tế và đào tạo chuyên sâu bác sĩ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II cho các bác sĩ tại địa phƣơng.
Ngoài ra, ngành y tế cần có chính sách ƣu đãi đào tạo ở một số chuyên khoa đặc biệt nhƣ lao, tâm thần… Những bác sĩ theo học sẽ đƣợc ƣu đãi nhƣ không đóng học phí, có học bổng và chế độ cao hơn khi ra trƣờng.
Song song với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo trong nƣớc, việc chú trọng thúc đẩy quá trình đào tạo ngoài nƣớc, đƣa các sinh viên xuất sắc, cán bộ học tập, tu nghiệp ở các trƣờng đại học/ viện nghiên cứu quốc tế có uy tín sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ ngành y tế nói riêng và đất nƣớc nói chung trong tƣơng lai.
Hiện tại, mặc dù thiếu bác sĩ trầm trọng cho công tác khám chữa bệnh, thế nhƣng hầu nhƣ tại các phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chánh, phòng nhân sự... của các cơ quan y tế thì các bác sĩ lại đảm đƣơng công việc thuần túy hành chính. Đây là một sự lãng phí nhân sự trong ngành y khoa.
Với các công việc hành chính giấy tờ mà giao cho bác sĩ thì vừa không có nghiệp vụ hành chính, vừa mất đi nghiệp vụ chuyên môn y khoa. Cần thay thế đội ngũ này bằng những nhân viên hành chánh thực thụ. Ngƣời đảm đƣơng công việc hành chính này chỉ cần đào tạo một thời gian ngắn kiến thức hành chính trong y khoa là đã có thể đảm đƣơng rất tốt vai trò của mình. Hiện nay đã có trƣờng đào tạo Thƣ ký y khoa và Nghiệp vụ Quản lý Bệnh viện. Cần đƣa những ngƣời này vào làm hành chính thay cho các "bác sĩ hành chính" hiện nay.
Để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” của ngành y hiện nay cần phải có chính sách ràng buộc đối với các bác sĩ đào tạo theo hệ cử tuyển, sau khi ra trƣờng phải quay về địa phƣơng công tác.
Hiện nay nhà nƣớc cũng có chính sách đền bù đào tạo nhƣng thực tế chi phí cho đào tạo ở Việt Nam còn rất thấp nên những sinh viên khi ra trƣờng họ s n sàng chịu đền bù để tìm chỗ làm theo ý muốn hoặc các cơ sở tƣ nhân s n sàng bỏ tiền đền bù để thu hút sinh viên giỏi, bởi vậy cần thay đổi chính sách quy định mức đền bù gấp nhiều lần (từ 5-10 lần chi phí đào tạo).
Cần tăng cƣờng nguồn nhân lực y tế về số lƣợng bằng cách giao chỉ tiêu cho cả nƣớc, nhất là ngƣời dân tộc, con em gia đình khó khăn. Đồng thời cần có chế độ quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của sinh viên khi ra trƣờng. Đặc biệt, chú trọng quản lý bệnh viện tƣ nhân bằng cơ chế đóng tiền cho nhà nƣớc khi sử dụng các cán bộ y tế đã qua đào tạo tại các trƣờng đại học của nhà nƣớc.
Đồng thời tăng cƣờng đào tạo quản lý nhà nƣớc, quản lý ngành cho các cán bộ y tế và đào tạo chuyên sâu bác sĩ chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II cho các bác sĩ tại địa phƣơng.