Những tồn tại trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 82 - 86)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.3.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác tổ chức chi và kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại KBNN Cƣ Jút trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế sau:

- Theo Thông tƣ số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phƣờng, thị trấn. Hàng năm, trên cơ sở hƣớng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dự toán ngân

sách năm sau trình HĐND xã quyết định. Chỉ điều chỉnh dự toán NSX hàng năm (nếu có) trong trƣờng hợp có yêu cầu của UBND cấp trên hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi. Dự toán điều chỉnh phải trình HĐND xã quyết định và báo cáo UBND huyện. Căn cứ vào dự toán NSX đã đƣợc HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo Mục lục NSNN gửi KBNN. Tuy nhiên, do việc lập dƣ toán của UBND xã không sát thực tế dẫn đến khi chấp hành dự toán thƣờng xuyên thay đổi các nhiệm vụ chi. Chính vì vậy, việc điều chỉnh dự toán của UBND xã diễn ra thƣờng xuyên, thậm chí tháng 5, tháng 6 đã phải điều chỉnh dự toán. Việc này đã làm tăng một khối lƣợng công việc đáng kể của công chức KBNN. Bên cạnh đó, do trình độ công chức kế toán NSX còn nhiều hạn chế nên việc theo dõi tình hình sử dụng dự toán còn chƣa kịp thời dẫn đến khi đến Kho bạc để rút dự toán, sau khi công chức kế toán KBNN nhập chứng từ rút mới phát hiện quá dự toán.

- Quy định quản lý thu, chi NSX qua KBNN có đơn vị cấp xã còn lúng túng, chƣa triển khai quán triệt đầy dủ các nguyên tắc, quy định quản lý NSX đến ngƣời thực hiện NSX.

- Một số đơn vị cấp xã chƣa chấp hành tốt các nguyên tắc về lập, luân chuyển và sử dụng biểu mẫu chứng từ trong thu, chi NSX, cá biệt có những đơn vị cấp xã còn làm tắt, bỏ qua các nguyên tắc này gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi của KBNN.

- Chất lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán chi NSX cho mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại một số đơn vị chƣa cao, chƣa đầy đủ hóa đơn khi thanh toán, quyết toán chi NSX. Tái phát sinh hiện tƣợng chƣa đầy đủ hóa đơn trong quyết toán, có những đơn vị cấp xã hiện đang thanh toán bằng các hồ sơ, chứng từ có giá trị pháp lý rất thấp.

cần phải thay đổi, hồ sơ, thủ tục KSC cần phải cụ thể và khắc phục đƣợc các đặc thù của chi thƣờng xuyên NSX. Việc thanh toán không dùng tiền mặt chƣa đƣợc giải quyết triệt để do các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã trong nhiều trƣờng hợp là hộ kinh doanh không thƣờng xuyên, không có tài khoản thanh toán, quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán chi thƣờng xuyên NSX đối với một số khoản chi theo giá trị thanh toán chƣa có.

- Việc thực hiện các cơ chế, chính sách mới ban hành tại một số đơn vị chƣa thực sự tốt. Vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp chƣa đầy đủ, chƣa bao quát hết đòi hỏi của thực tiễn, công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn, đặc biệt là Thuế, Tài chính trong quản lý NSX còn có những bất cập. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức về quản lý thu và KSC NSNN có điểm chƣa phù hợp, chủ yếu tập trung vào tuyên truyền, phổ biến những cơ chế, chính sách mới ban hành của từng ngành, từng lĩnh vực quản lý. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN làm nhiệm vụ KSC thƣờng xuyên NSX không đồng đều. Nhận thức và trách nhiệm của ngƣời thực hiện NSX tại các đơn vị cấp xã còn có những hạn chế.

- Ứng dụng hệ thống thông tin vào KSC Thƣờng xuyên NSX qua KBNN còn có những hạn chế. Hệ thống thông tin ngân sách và kho bạc mặc dù đã giúp cho việc kiểm soát chi và lập báo cáo có nhiều tiện ích quan trọng nhƣng chƣa có các ứng dụng gắn liền với việc kiểm soát các nguyên tắc, điệu kiện chi, hình thức cấp phát và phƣơng thức chi trả các khoản chi thƣờng xuyên từ NSX qua KBNN.

- Theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, tại điều 15 quy định các đơn vị, cá nhân đƣợc phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhƣng phải đảm bảo đúng mẫu theo quy định. Tuy nhiên, thực tế các

đơn vị chƣa sử dụng phần mềm kế toán để in đƣợc các mẫu chứng từ giao dịch với Kho bạc mà đơn vị tự đánh mẫu trên máy, không rà soát cẩn thận dẫn đến tình trạng chứng từ bị sai lỗi chính tả, phông chữ khác nhau, số tiền, bằng số bằng chữ không khớp do khi đánh sửa chữa, xóa không hết, thừa thiếu một số chi tiết. Ngoài ra, việc sử dụng chứng từ nhƣ thế này của đơn vị sẽ mất rất nhiều thời gian cho công chức kế toán Kho bạc khi kiểm soát vì phải xem thật kỹ, đọc từ đầu đến cuối của mỗi chứng từ, kể cả các yếu tố vốn có của chứng từ.

- Việc phân định trách nhiệm chƣa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình quản lý NSNN, nhƣ cơ quan Tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền, một số khoản chi có nguồn gốc ngân sách còn tọa chi ở đơn vị, một số khoản chi còn thực hiện ghi thu - ghi chi. Mặt khác công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin

học trong quản lý NSNN chƣa đạt hiệu quả cao. - Chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại KBNN Cƣ Jút tỷ trọng thanh toán

bằng tiền mặt còn khá cao, chiếm hơn 70% số chi thƣờng xuyên NSNN trên toàn địa bàn. Việc chấp hành qui định về sử dụng tiền mặt theo tinh thần Thông tƣ 164/2014/TT-BTC còn nhiều bất cập đối với xã, đặc biệt là xã ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tình trạng này đã gây ra hậu quả xấu trên nhiều phƣơng diện.

- Theo quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại KBNN Cƣ Jút, công chức kiểm soát chi vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ đó. Việc thực hiện nhƣ trên có thể dẫn đến tình trạng công chức kiểm soát chi của KBNN Cƣ Jút chƣa thực hiện tốt các quy định trong giao dịch “một cửa”. Chƣa có chƣơng trình ứng dụng tin học để quản lý giao dịch theo cơ chế “ một cửa ”.

- Việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ đối với cấp xã còn nhiều bất cập. (Nhƣ theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của

Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ những khoản chi tiêu trên 200.000đ phải xuất trình hoá đơn tài chính, nhƣng trên thực tế việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại các xã khó khăn không thể đáp ứng đƣợc quy định trên). Mặt khác, việc chi tiêu của xã mang tính nhỏ lẻ, trình độ quản lý, công tác kế toán còn nhiều yếu kém.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)