7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2.1. Khuyến nghị đối với KBNN Cƣ Jút
a. Hướng dẫn chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách xã.
Đây là giải pháp có tính chất kỹ thuật trong việc quản lý điều hành chi NSNN. Thực tế hiện nay tại KBNN Cƣ Jút giải pháp này là hết sức quan trọng và cần thiết. Các Nghị định, Thông tƣ, quyết định tuy đã có hƣớng dẫn trong từng ngành, từng lĩnh vực… nhƣng không thể bao quát hết tình hình thực tế của địa phƣơng, từng đơn vị, thậm chí còn có một số văn bản hƣớng dẫn rất chung chung, không cụ thể, dẫn đến tình trạng mỗi đơn vị KBNN huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có những cách hiểu khác nhau và thực hiện không thống nhất. Chính vì vậy đề nghị KBNN Cƣ Jút phải có sự phối hợp kịp thời với KBNN tỉnh về mặt nghiệp vụ kiểm soát chi để KBNN tỉnh thống nhất thực hiện và tránh gây phiền hà cho các đơn vị thụ hƣởng NSNN.
b. Phối hợp tốt với cơ quan tài chính để tham mưu cho lãnh đạo địa phương điều hành ngân sách
KBNN Cƣ Jút phối hợp kịp thời với Phòng Tài chính kế hoạch huyện để giải quyết các tồn tại, vƣớng mắc của các đơn vị dự toán ngân sách trong huyện. Phòng Tài chính Cƣ Jút phải thƣờng xuyên phổ biến, hƣớng dẫn kịp thời các thông tƣ, chế độ, định mức, chính sách mới ban hành đến các đơn vị dự toán thuộc phạm vi mình quản lý, nắm bắt kịp thời để các đơn vị thực hiện đúng quy định. Điều này sẽ hạn chế ách tắc ở khâu quản lý, thanh toán NSNN qua KBNN Cƣ Jút.
Phòng Tài chính Cƣ Jút tham mƣu đắc lực cho Uỷ ban nhân dân Huyện giao dự toán cho đơn vị và thẩm định dự toán chi theo đúng thời gian quy định, tránh tạm ứng dự toán kéo dài làm ảnh hƣởng chi tiêu của đơn vị (thƣờng đây là thời điểm giáp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam).
KBNN Cƣ Jút thƣờng xuyên báo cáo, tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân huyện Cƣ Jút về tình hình thực hiện thu, chi NSNN của các đơn vị dự toán. Trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân huyện có giải pháp điều hành và căn cứ để xét thi đua, khen thƣởng đối với các đơn vị. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy các
đơn vị thực hiện quản lý ngân sách đúng Luật và khi đơn vị chấp hành đúng Luật thì khối lƣợng công việc cũng giảm tải hơn.
c. Thực hiện triệt để yêu cầu lập dự toán chi NSX theo đúng trình tự, tiến độ
KBNN cần có sự phối hợp với UBNN Huyện và cơ quan tài chính Huyện để thúc đẩy các xã thực hiện việc lập dự toán NSX theo đúng trình tự, thủ tục.
Trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch phân bổ, phƣơng án phân bổ dự toán NSX năm sau theo quy định, UBND xã lập kế hoạch phân bổ, phƣơng án phân bổ dự toán NSX năm sau trình HĐND xã quyết định phê duyệt.
Căn cừ Nghị quyết phê duyệt của HĐND xã, UBND xã (ra quyết định) giao dự toán NSX năm sau cho các ban, ngành, đoàn thể của xã. Các ban ngành đoàn thể của xã kết hợp với cán bộ kế toán NSX lập kế hoạch chi NSX (dự toán) năm sau theo MLNS của từng ban, ngành, đoàn thể gửi UBND xã trƣớc ngày 31/12.
Căn cứ kế hoạch của các ban, ngành, đoàn thể lập, kế toán ngân sách xã tổng hợp lập phân bổ dự toán năm sau theo mã chƣơng, mã ngành trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt nộp về KBNN và cơ quan tài chính để thực hiện kiểm soát chi. Chỉ khi các ban, ngành, đoàn thể (ngƣời thực hiện NSX) trực tiếp tính toán lập dự toán (chi tiết theo MLNS) của mình dƣới sự hƣớng dẫn của kế toán NSX, khi đó, ngƣời thực hiện NSX mới có thể tự kiểm soát đƣợc việc thực hiện dự toán của bộ phận mình, và kế toán NSX mới có căn cứ để kiểm soát dự toán của từng ban, ngành, đoàn thể đó khi có phát sinh các khoản thanh toán chi NSX.
KBNN cần có kế hoạch đôn đốc, hƣớng dẫn, tƣ vấn Ban Tài chính xã thực hiện nghiêm túc trình tự, tiến độ lập dự toán NSX. Đồng thời kiên quyết thực hiện các biện pháp chế tài trong phạm vi thẩm quyền theo quy định
nhằm tạo động lực thúc đẩy các xã thực hiện tốt việc này.
d. Triển khai hướng dẫn Chủ tài khoản, Kế toán NSX, người thực hiện NSX về các vấn đề liên quan đến KSC NSX qua KBNN Huyện
Để tạo thuận tiện cho KBNN trong việc thực hiện chức năng KSC thƣơng xuyên NSX, các đối tƣợng Chủ tài khoản, kế toán NSX và ngƣời thực hiện NSX cần nắm vững và chấp hành đúng các nguyên tắc cơ bản trong kiểm soát NSX qua KBNN. Bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Nguyên tắc kiểm soát, phát thanh toán các khoản chi NSX, - Điều kiện cấp phát thanh toán các khoản chi NSX,
- Nguyên tắc lập bảng kê chừng từ chi NSX, đối chiếu số liệu, điều chỉnh số liệu chi NSX qua KBNN;
- Phân biệt rõ tồn quỹ NSX, tốn quỹ kinh phí hoạt động tại xã bằng tiền mặt, và các khoản thu NSNN bằng tiền mặt tại đơn vị chƣa nộp vào KBNN;
- Chấp hành đúng quy định về lập, luân chuyển và ký duyệt chứng từ chi NSX tại đơn vị, trƣớc khi thanh toán chi NSX qua KBNN.
KBNN cần chủ động trong công tác hƣớng dẫn các đối tƣợng nói trên, phối hợp với cơ quan tài chính huyện tổ chức tập huấn theo định kỳ và trong trƣờng hợp có phát sinh những vấn đề mới.
e. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Cư Jút
Tại KBNN Cƣ Jút việc giao nhận hồ sơ kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã đƣợc theo dõi bằng thủ công, theo quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên hiện hành theo quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 quy định lập “Phiếu giao nhận hồ sơ chi thƣờng xuyên” (02/PHS-CTX), ký nhận hồ sơ. Để giải quyết những hạn chế trên, KBNN Cƣ Jút cần ứng dụng chƣơng trình quản lý giao nhận hồ sơ “một cửa” trên máy tính. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi đƣợc các thông tin về khách hàng (mã, tên đơn vị, địa
chỉ, số điện thoại …), số bộ chứng từ trong phiếu giao nhận, ngày nhận hồ sơ, ngày hẹn trả kết quả, lƣu đƣợc các bƣớc xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định đƣợc trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc.
Để hoàn thiện và tăng chất lƣợng các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN, trong phạm vi của KBNN Cƣ Jút, các biện pháp cơ bản có thể triển khai là:
- Thƣờng xuyên tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác công nghệ cho công chức liên quan đến vận hành hệ thống và công chức KSC
- Bảo đảm tốt công tác vận hành hệ thống
- Quan tâm, giám sát thƣờng xuyên bảo dƣởng, bảo trì hệ thống, tổ chức khắc phục kịp thời các sự cố
- Ghi nhận kịp thời các phản hồi, kiến nghị từ các bộ phận trực tiếp vận hành hệ thống để có biện pháp xử lý cũng nhƣ có các phản ảnh kịp thời lên cấp trên.
f. Nâng cao chất lượng công chức KSC
Hoạt động kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thƣờng xuyên NSX qua KBNN là một chức trách chủ yếu của hệ thống KBNN. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức KBNN phải có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng. Để đảm bảo KSC thƣờng xuyên đạt hiệu quả, trƣớc hết phải bố trí nhân sự cho công tác này hợp lý. Về lâu dài, cần phải tăng thêm nhân sự cho công tác kiểm soát chi, ít nhất phải bố trí đủ nhân sự theo chỉ tiêu biên chế của vị trí việc làm đƣợc giao của bộ phận kế toán nhà nƣớc tại KBNN huyện. Để làm tốt đƣợc điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:
- Coi trọng các hoạt động đào tạo, tập huấn đặc biệt là tập huấn liên quan đến văn bản mới đi kèm với việc hệ thống hóa văn bản, có so sánh, đối chiếu những điểm mới. Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên
môn, cần có chiến lƣợc và kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác nhƣ Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc v.v.. Cần bồi dƣỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho cán bộ KBNN. Tổ chức thảo luận, ghi nhận ý kiến phản hồi từ các công chức trực tiếp thực hiện các phần hành KSC để có tháo gỡ và bổ sung vào tài liệu tập huấn.
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá công chức trực tiếp làm công tác KSC về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức gắn liên với việc phân công, phân nhiệm, làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ công chức, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác KSC NSNN. Đội ngũ này phải là những ngƣời có năng lực chuyên môn cao, am hiểu sâu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Công chức KBNN phải có tƣ cách phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân loại công chức theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.
- Có cơ chế động viên, chế tài hợp lý, tạo động lực mạnh mẽ bao gồm chế độ khen thƣởng, cơ chế thăng tiến phù hợp gắn liền với chế độ trách nhiệm nghiêm minh. Khen thƣởng, động viên kịp thời đối với những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có nhiều sáng kiến trong công tác. Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi
phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những công chức lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn trong công tác KSC ngân sách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.
- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ định kỳ mỗi năm một lần tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ chuyên môn.
- Chú trọng công tác luân chuyển công chức làm công tác KSC một cách hợp lý, tránh tình trạng một công chức kiểm soát quá lâu một ngành, lĩnh vực hoặc một đơn vị sử dụng ngân sách, dễ dẫn tới làm việc theo lối mòn, đồng thời có thể dẫn tới những hành vi tiêu cực, móc ngoặc, trục lợi trong hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN.
g. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của thanh tra KBNN
Việc thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phép kho bạc kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hƣớng dẫn xử lý những vƣớng mắc, tiếp nhận đề xuất những kiến nghị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này chƣa đƣợc coi trọng. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra còn nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên sai phạm vẫn xảy ra, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSX qua KBNN. Vì vậy, KBNN Cƣ Jút cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bằng cách tăng số đợt kiểm tra, mở rộng phạm vi và thời gian kiểm tra, đồng thời cần nghiêm túc xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan đến các sai phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm để xem xét đánh giá công chức hàng năm gắn với công tác thi đua khen thƣởng đảm bảo khách quan, vừa có tính giáo dục, tính kỷ luật nghiêm minh vừa động viên khuyến khích các cá nhân làm tốt. Có nhƣ vậy mới kịp thời giúp đỡ uốn nắn những sai sót có thể xảy ra và thông qua đó cũng là điều kiện cho công chức nâng cao chất lƣợng kiểm soát thanh toán các khoản chi.