Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Kiểm soát rủi ro

Rủi ro là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Kiểm soát rủi ro là áp dụng những kỹ thuật, công cụ, chiến lược và quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.

Các NHTM luôn phải đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Các NHTM sẽ hoạt động hiệu quả nếu mức rủi ro mà các NHTM gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính của NHTM.

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Hoạt động CVTD của NHTM chứa đựng nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi

suất, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro khác… Trong đó rủi ro quan trọng nhất là rủi ro tín dụng. Đề tài này tập trung chủ yếu vào rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người vay vốn đối với ngân hàng khi đến hạn phải thanh toán. Trong kinh doanh Ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề.

Việc quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng rất khó khăn nhưng quan trọng và cần thiết đối với một NHTM. Các NHTM luôn tìm cách khắc phục, hạn chế những rủi ro từ hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng vì:

- Hạn chế rủi ro giúp mang lại sự ổn định, đảm bảo cho mục tiêu an toàn, sinh lợi và uy tín của NHTM. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng.

- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NH liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên, nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt, hay nói cách khác, hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có

nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế

rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Ngân hàng kiểm soát rủi ro thông qua các biện pháp ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 28)