Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 28 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng

a. Tiêu chí đánh giá quy mô cho vay tiêu dùng

Các tiêu chí đánh giá quy mô CVTD của Ngân hàng bao gồm: chỉ tiêu về số lượng khách hàng, mức tăng trưởng số lượng khách hàng, dư nợ cho vay, mức tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ và dư nợ bình quân trên một khách hàng.

- Chỉ tiêu đánh giá số lượng khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng có phát sinh vay vốn trong khoảng thời gian nhất định, sự tăng hoặc giảm số lượng khách hàng vay vốn theo thời gian.

o Số lượng KH tăng tuyệt đối: Số lượng KH kỳ sau - Số lượng KH kỳ trước.

o Mức tăng trưởng số lượng khách hàng:

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn của ngân hàng qua từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ số lượng khách hàng vay tăng càng nhanh.

- Chỉ tiêu đánh giá dư nợ

Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu lại được.

Mức tăng trưởng

số lượng KH = Số KH kỳ sau – Số KH kỳ trước

Khi đánh giá quy mô cho vay tiêu dùng luôn phải nói đến chỉ tiêu dư nợ. Dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô cho vay của Ngân hàng càng lớn.

o Dư nợ tăng tuyệt đối: Dư nợ kỳ sau - Dư nợ kỳ trước.

o Mức tăng trưởng dư nợ:

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá về tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng qua từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ tăng càng nhanh, tuy nhiên nếu dư nợ tăng quá nhanh thì sẽ gây áp lực về huy động vốn và đặt ra vấn đề về chất lượng cho vay.

o Tỷ lệ CVTD/Tổng dư nợ:

- Chỉ tiêu đánh giá dư nợ CVTD bình quân trên một khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết quy mô cấp tín dụng mà Ngân hàng cấp cho một khách hàng tại một thời điểm bất kỳ, qua đó đánh giá mức độ tài trợ vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cao hay thấp, có tương xứng với tiềm năng của nhóm khách hàng hay không.

b. Tiêu chí đánh giá cơ cu cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này phản phản ánh sự đa dạng sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay mua xe ô tô, cho vay mua đồ dùng gia đình,…

Mức tăng dư nợ

cho vay = Dư nợ kỳ sau – Dư nợ kỳ trước

Dư nợ kỳ trước

Dư nợ CVTD

bình quân/KH = Tổng dư nợ CVTD

Tổng số lượng KH vay tiêu dùng Tỷ lệ CVTD/

Tổng dư nợ = Dư nợ CVTD

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ trọng = Dư nợ CVTD theo sản phẩm

c. Tiêu chí đánh giá cht lượng dch v

Đảm bảo chất lượng dịch vụ là một vấn đề phức tạp. Chỉ tiêu này là

một chỉ tiêu định tính, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà đánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ Ngân hàng nhận biết được thông qua quá trình giao dịch như: sự tin cậy, cảm tình, thông cảm, hài lòng của khách hàng. Tiêu chí này có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Độ an toàn, chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ CVTD;

kiến thức, thái độ và sự chuyên nghiệp của cán bộ Ngân hàng.

- Sự hài lòng của khách hàng về quy trình giao dịch, hồ sơ cần cung cấp, tốc độ xử lý, mức cho vay, quy định nhận tài sản đảm bảo, lãi suất…

- Chính sách chăm sóc khách hàng sau cho vay, các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng…

- Hệ thống mạng lưới, cơ sở vật chất, công nghệ có đủ để tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng giao dịch hay không.

d. Tiêu chí đánh giá kết qu tài chính ca hot động cho vay tiêu dùng

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các Ngân hàng hướng tới. Để đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động CVTD, người ta có thể đánh giá qua chỉ tiêu:

- Lợi nhuận từ hoạt động CVTD so với tổng thu nhập cho vay

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp bao nhiêu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hoàn thiện hoạt động CVTD chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng. Tỷ trọng này giúp việc phát triển định hướng CVTD của Ngân hàng

Tỷ trọng lợi nhuận CVTD/Tổng lợi

nhuận cho vay = Tổng lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng

trong tương lai.

e. Tiêu chí đánh giá công tác kim soát ri ro

- Chỉ tiêu kiểm soát nợ quá hạn/nợ xấu

Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cứ cho vay 100 đồng thì có bao nhiêu đồng chuyển sang nợ quá hạn/nợ xấu, qua đó cho thấy mức độ rủi ro khi cho vay đối với loại hình này.

Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý và bù đắp rủi ro tín dụng

Đây cũng là một trong các chỉ tiêu nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 28 - 31)