Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 71 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế nêu trên nguyên nhân xuất phát từ cả phía khách hàng lẫn phía Chi nhánh và từ một số nguyên nhân khách quan khác:

a. Nguyên nhân t phía Chi nhánh

* Vấn đề trong công tác xác định mục tiêu kinh doanh

- Chi nhánh chưa chú trọng thực hiện đúng như mục tiêu đã xác định ban đầu. Trước đây, đối tượng cho vay chủ yếu là những pháp nhân. Vì thế

khi thực hiện định hướng cho vay tiêu dùng thì vấp phải một số “lỗ hổng” do chiến lược trước đây để lại.

- CVTD vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”. Chi nhánh tập trung nhiều vào những đối tượng khách hàng chiến lược, khách hàng có nhu cầu vay với số tiền lớn, chưa chú trọng đến đối tượng khách hàng nhỏ lẻ có nhu cầu vay tiêu dùng thật sự.

* Vấn đề trong việc ứng dụng các giải pháp Marketing

- Các sản phẩm CVTD chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Việc ban hành sản phẩm mới và hình thức triển khai phụ thuộc

vào HO, Chi nhánh không được chủ động lựa chọn cách thức quảng bá phù

hợp địa bàn.

- Chính sách lãi suất không phù hợp với xu hướng thị trường. Nhiều khoản vay bị từ chối bởi lãi suất vay tương đối cao so với một số ngân hàng

quốc doanh như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh chịu sự chi phối chung về chính sách lãi suất của HSC.

- Chi nhánh chưa tận dụng được mạng lưới các điểm giao dịch bưu điện để triển khai các sản phẩm cho vay; Chưa chú trọng phát triển đa dạng kênh phân phối. Trong những năm qua, mặc dù Chi nhánh đã rất cố gắng trong công tác Marketing, tiếp thị sản phẩm, nhưng sự hợp tác giữa Chi nhánh với các Công ty kinh doanh ô tô, bất động sản… vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

- Năng lực quản lý tuy nhạy bén nhưng vẫn còn hạn chế, đội ngũ cán bộ mỏng… đã ảnh hưởng lớn đến quá trình cho vay và trả nợ.

- Thủ tục, cơ chế pháp lý, quy chế, quy trình còn nhiều vướng mắc: Định giá tài sản đảm bảo, xử lý tài sản khi khoản vay có vấn đề, khó khăn đối với tài sản trên đất thuê… Đặc biệt là tài sản đảm bảo cho khoản vay được

Chi nhánh định giá thấp hơn so với các Ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn dẫn đến khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn vay của Chi nhánh. Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả.

- Hệ thống công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa hỗ trợ nhiều trong việc cung ứng các sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm như E-Banking, Home- Banking, thanh toán trực tuyến... Ngoài ra, Chi nhánh chưa có hệ thống quản lý thông tin khách hàng; việc thu thập, điều tra, xử lý và lưu trữ thông tin còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc thu hút và thẩm định khách hàng.

- Công tác xử lý nợ xấu chưa hiệu quả, do thiếu quyết liệt trong việc xử lý nợ của các cán bộ trực tiếp quản lý hồ sơ cho vay.

b. Nguyên nhân t phía khách hàng

- Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

- Nhiều trường hợp khách hàng không chứng minh được nguồn thu nhập phù hợp với kế hoạch trả nợ nhưng vẫn cam kết trả nợ đúng hạn, hoặc chỉ có hợp đồng lao động ngắn hạn nhưng lại có nhu cầu vay vốn dài hạn, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu, bởi trong điều kiện khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Chi nhánh hạn chế như hiện nay thì hoạt động cho vay tiêu dùng có tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

- Mục đích vay vốn không rõ ràng: khi thực hiện vay vốn tiêu dùng, khách hàng cần phải chứng minh mục đích cụ thể, thông tin đầy đủ.

- Không chứng minh được nguồn vốn tự có tham gia vào việc vay vốn: Theo quy định của Ngân hàng thì vốn tự có của khách hàng tham gia phải tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn, nhưng việc chứng minh nguồn vốn tự có của khách hàng chưa thật sự rõ ràng dẫn đến những khó khăn trong việc thẩm

định để cấp tín dụng cho khách hàng.

- Tài sản đảm bảo không đủ điều kiện hoặc không đủ giá trị theo quy định định giá tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Đối với hầu hết khách hàng đều phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn nhằm phòng ngừa rủi ro khi nguồn thu nhập trả nợ gặp vấn đề hoặc khi xảy ra những khó khăn ngoài dự kiến. Trong khi đó khách hàng thường có vốn tự có thấp, tỉ lệ vay cao nhưng giá trị tài sản đảm bảo lại không nhiều.

c. Nguyên nhân khác

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt trong khi thương hiệu của LPB ở thành phố Đà Nẵng chưa được nhiều người biết đến. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tính đến thời điểm hiện tại có 50 Chi nhánh cấp 1 và gần 200 điểm giao dịch của các ngân hàng. Mỗi ngân hàng có những chính sách đánh giá và thẩm định riêng nên đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt nhất trong mảng phát triển tín dụng tiêu dùng và tín dụng bán lẻ.

Thêm vào đó, bất chấp rủi ro, ngay từ đầu nhiều ngân hàng đã dùng mọi cách để lôi kéo khách hàng đang quan hệ ở các ngân hàng khác về giao dịch với mình. Chính yếu tố này đã làm tăng thêm rủi ro khi Chi nhánh phải chạy theo những chính sách trên nhằm giữ chân khách hàng.

- Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát vẫn ở mức cao làm cho mức sống người dân vẫn chưa được cải thiện, do đó nhu cầu vay tiêu dùng vẫn chưa cao như mong đợi.

KT LUN CHƯƠNG 2

Qua các nghiên cứu về đặc điểm của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng và tìm hiểu thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2013, tác giả nhận thấy Chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là nỗ lực trong công tác kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với nguồn lực hiện có của Chi nhánh cũng như tiềm năng của thị trường thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động CVTD tại Chi nhánh mà xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan của Chi nhánh lẫn các nguyên nhân khách quan khác. Vì vậy, Chi nhánh cần tiếp tục cố gắng phát huy các điểm mạnh cũng như khắc phục các hạn chế trong thời gian đến để hoạt động CVTD đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP HOÀN THIN HOT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIN LIÊN VIT -

CHI NHÁNH ĐÀ NNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 71 - 76)