6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm về tổ chức
a. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank), thành lập ngày 28/03/2008. Năm 2011, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, từ đó Ngân hàng TMCP Liên Việt đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt, vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng, sở hữu mạng lưới rộng lớn
trên 80 điểm giao dịch ngân hàng và hơn 10.000 điểm giao dịch tiết kiệm bưu điện phủ rộng tới cấp xã, phường trên 63 tỉnh thành.
LienVietPostBank thành lập Chi nhánh Đà Nẵng ngày 04/02/2010, hiện tại mạng lưới giao dịch được mở rộng với 02 Quỹ tiết kiệm trực thuộc và hệ thống bưu cục, bưu điện trên địa bàn Đà Nẵng.
b. Chức năng, nhiệm vụ
LienVietPostBank Chi nhánh Đà Nẵng được HSC ủy nhiệm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ kinh doanh chính như sau:
- Hoạt động cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, bao thanh toán, bảo lãnh…
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá và hình thức huy động vốn khác.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, séc, dịch vụ chi hộ, thu hộ như: thu hộ tiền điện, thu hộ ngân sách nhà nước, thu hộ cước viễn thông.
- Làm đại lý chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ.
c. Đặc điểm của bộ máy tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có tổ chức hệ thống thống nhất từ HSC đến các chi nhánh tại các tỉnh, thành. Cơ cấu tổ chức bộ máy của LienVietPostBank ĐN thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Chi nhánh
- Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Chi nhánh, chỉ đạo thực hiện
PHÒNG GIÁM SÁT KINH DOANH PHÒNG KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH/QUỸ TIẾT KIỆM BAN GIÁM ĐỐC Tổ KHDN Tổ KHCN Tổ hỗ trợ tín dụng Tổ Giám sát hoạt động Tổ giám sát PGD Bưu điện Tổ quản lý hành chính Tổ giao dịch Tổ kế toán ngân quỹ
các chỉ tiêu kế hoạch cho HSC giao phó.
- Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành khi vắng mặt, giúp Giám
đốc chỉ đạo một số công tác, chịu trách nhiệm trước những quyết định của
mình, đồng thời trực tiếp điều hành các phòng ban.
- Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành phòng ban của mình hoạt
động theo đúng chức năng, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Ban
Giám đốc giao phó.
Về mảng tín dụng, hoạt động cấp tín dụng được thực hiện bởi Phòng Khách hàng và được phân chia nhiệm vụ hợp lý cho 2 bộ phận:
+ Tổ khách hàng (gồm Tổ Khách hàng Doanh nghiệp và Tổ Khách hàng Cá nhân): chịu trách nhiệm tiếp thị, thu hút, thẩm định hồ sơ khách hàng, chăm sóc khách hàng, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn. Tổ KHCN quản lý toàn bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, trong đó có cho vay tiêu dùng.
+ Tổ hỗ trợ tín dụng: chịu trách nhiệm hoàn thiện văn bản, hồ sơ, định giá tài sản đảm bảo, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, ký kết hợp đồng, giải ngân, thu nợ… và lập các báo cáo liên quan.
Hoạt động giám sát tín dụng do Phòng Giám sát kinh doanh phụ trách. Cụ thể, Phòng Giám sát kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ tín dụng, giám sát tính tuân thủ sau phê duyệt, giám sát công tác quản lý sau cho vay và phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro.
Nhìn chung, bộ máy hoạt động của Chi nhánh được tổ chức theo mô hình chuyên môn hóa cao, được phân cấp và có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Đặc biệt, Chi nhánh có bộ phận chuyên biệt để thực thi công tác cho vay tiêu dùng là Tổ KHCN.
Tuy nhiên bộ máy còn cồng kềnh, hạn chế trong quá trình tác nghiệp. Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên biệt về công tác quảng bá, tiếp thị dịch vụ
Ngân hàng, chưa có bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng.