Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro

Việc phát triển cho vay thường dẫn tới việc gia tăng nợ xấu, giảm chất lượng khoản vay nếu không có biện pháp kiểm soát các rủi ro hợp lý. Để phát triển đi đôi với hiệu quả, Chi nhánh cần triển khai đồng bộ một số công tác kiểm soát rủi ro như sau:

- Thường xuyên xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và theo dõi tình hình tài chính của khách hàng để kịp thời nhận biết các dấu hiệu vỡ nợ và nguyên nhân của nó.

- Phân loại nợ xấu cần chú ý đến nguyên nhân phát sinh, đánh giá lại khả năng thu hồi vốn của khách hàng.

- Xây dựng mô hình thích hợp để đánh giá mức độ, xác suất xảy ra nợ quá hạn/nợ xấu, mức độ tổn thất khi phát sinh nợ xấu để xem xét khả năng chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng, đánh giả khả năng mất vốn, xây dựng tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàng, từng loại tài sản đảm bảo, từng kỳ hạn và mục đích vay…

- Ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra bằng các biện pháp: + Hạn chế cho vay những khách hàng có xếp hạng thấp; giảm thiểu tổn thất bằng cách gia hạn nợ, cơ cấu nợ; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro; thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ thuộc Chi nhánh.

+ Định kỳ lên danh sách những khoản vay đến hạn để thông báo và

nhắc nhở khách hàng chủ động dòng tiền thanh toán đúng hạn, tránh phát sinh nợ quá hạn.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung dài hạn như: phát hành trái phiếu ngân hàng, phát hành tiền gửi dài hạn để đảm bảo kịp thời nguồn vốn tài trợ cho các khoản CVTD trung dài hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 92 - 93)