Kiến nghị với Hội sở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị với Hội sở

- Ban hành quy chuẩn về cách lưu trữ hồ sơ thống nhất từ HSC đến các Chi nhánh, Phòng giao dịch để phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát thuận tiện hơn.

+ Đầu tư sản phẩm mới: Phát triển thêm sản phẩm dịch vụ mới đang là xu hướng tất yếu của thị trường như: chứng minh tài chính, cho vay du học, phát triển sản phẩm thẻ Visa/Master card...

+ Làm mới sản phẩm hiện có: Cần làm mới và tăng cường các tính năng của các sản phẩm hiện có. Việc đa dạng hóa, biến thể các hình thức cho vay hiện tại giúp cho Ngân hàng có các gói sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khác, với nhiều mục đích vay và điều kiện thực tế của khách hàng.

- Cải thiện chính sách cho vay: Đơn giản hóa quy trình cho vay, giảm thiểu các bước phê duyệt hồ sơ, tăng tỉ lệ vay/giá trị TSĐB, tăng thời gian cho vay tiêu dùng.

- Tăng hạn mức phán quyết, giao thêm quyền cho Giám đốc chi nhánh. - Hoàn thiện, nâng cấp chương trình phầm mềm Core-Banking.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung dài hạn. Bởi có huy

động được nguồn vốn trung dài hạn thì ngân hàng mới có nguồn để cho vay, đặc biệt là những món cho vay trung dài hạn. Bên cạnh các hình thức huy

động truyền thống, Ngân hàng có thể áp dụng các hình thức huy động như:

phát hành trái phiếu, phát hành tiền gửi dài hạn có lãi suất biến động theo thị trường, phát hành giấy chứng nhận tiền gửi…

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với NHTM. Do vậy, các chính sách, định hướng của NHNN đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, NHNN cần phải:

- Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, sớm triển khai các giải pháp điều hành lãi suất thỏa thuận phù hợp với cơ chế thị trường. NHNN cần chủ trì các NHTM trên địa bàn duy trì và điều chỉnh lãi suất tiền gửi ổn định, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong công tác huy động tiền gửi,

đẩy lãi suất lên cao dẫn đến lãi suất cho vay cao, áp lực chi phí – lợi nhuận cho cả ngân hàng và người đi vay, kiên quyết xử lý những NHTM nào không tuân thủ theo quy định.

- Nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của Trung tâm cung cấp thông tin tín dụng (CIC):

+ Từng bước sắp xếp trung tâm này thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế; cần sớm đưa hoạt động thông tin tín dụng tiếp cận, hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ mới của các nước phát triển nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam.

+ Ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tham gia vào trung tâm, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. NHNN phải có hướng dẫn cụ thể yêu cầu các NHTM chấp hành đúng các quy định về cung cấp thông tin cho trung tâm cung cấp thông tin tín dụng một cách đầy đủ và thường xuyên.

- Ban hành và hoàn thiện các văn bản, hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các Ngân hàng thương mại kịp thời, chính xác trong từng thời kỳ.

NHNN cần căn cứ vào chiến lược phát triển; xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính, tiền tệ trên thế giới và chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động CVTD của các NHTM, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các Ngân hàng đảm bảo phát triển bền vững.

- Hỗ trợ các NHTM về mặt nghiệp vụ: NHNN cần tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng thương mại để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng

Để thể hiện vai trò đầu tàu, hỗ trợ các Ngân hàng Việt Nam trong hoạt động, Hiệp hội ngân hàng cần phải:

- Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị về các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng. Qua đây, các NHTM có thể trao đổi, học tập thêm kinh nghiệm trong việc phát riển, quản lý rủi ro tín dụng và định hướng tín dụng thích hợp trong thời kỳ từng thời kỳ.

- Tổ chức các khóa học ngắn ngày, dài ngày để tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng nâng cao hiểu biết về cạnh tranh và quá trình hội nhập, thẩm định khách hàng...

3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường, làm căn cứ cho việc định giá tài sản đảm bảo của Ngân hàng.

- Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua đó hoàn thiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng, dễ dàng, tạo

điều kiện cho các NHTM trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài

sản đảm bảo.

- Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu.

KT LUN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng là một yêu cầu cần thiết và quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng so với các NHTM khác trên địa bàn. Để làm được điều đó, Chi nhánh cần xem cho vay tiêu dùng là hướng phát triển mang tính chiến lược, lâu dài, cần có các chính sách riêng để đẩy mạnh loại hình dịch vụ này. Đây cũng là tiền đề quan trọng để phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cá nhân khác của Ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá mang tính chất thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn tại Chi nhánh, với mong muốn góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh.

KT LUN

Trong những năm gần đây, triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu rõ ràng. Người dân biết đến cho vay tiêu dùng và số lượng người vay tiêu dùng ngày càng tăng lên. Các NHTM đang tích cực triển khai loại hình cho vay tiêu dùng và những thành công trong lĩnh vực này đã được kiểm chứng ở các ngân hàng của các nước, đặc biệt ở các nước phát triển.

Tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng, số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ngày càng tăng, tỷ lệ thu nhập cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên, trong những năm qua Chi nhánh chưa phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Trong thời gian đến, Chi nhánh nên đầu tư hơn nữa vào việc thu thập thông tin khách hàng, nghiên cứu đối tượng khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho Ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng, giúp Chi nhánh nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Trong chương 1, luận văn đã tìm hiểu các lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại.

- Nội dung chương 2 đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng thông qua số liệu các năm.

- Cuối cùng, ở chương 3, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD này tại đơn vị trong thời gian đến.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp vấn đề này để tác giả tiếp tục tu chỉnh và hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt:

[1] Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của LienVietPostBank Đà Nẵng.

[2] Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[3] Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống Kê.

[4] Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

NXB Phương Đông.

[5] Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê.

[6] Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn (2000), Vay vốn ngân

hàng – từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB Thống Kê.

[7] Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

[8] Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình ngân hàng phát triển, NXB Lao động - Xã hội.

[9] Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình marketing ngân hàng, NXB

Thống kê.

[10] Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2012), Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông.

[11] Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB Tài Chính.

[12] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính.

[13] Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

[14] Nguyễn Văn Ngọc (2008), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

[15] Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống Kê.

[16] Phạm Ngọc Phong (1996), Marketing trong ngân hàng, NXB Thống Kê. [17] Ngô Văn Quế (2003), Quản lý và phát triển tài chính - tiền tệ - tín dụng

ngân hàng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[18] Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia. [19] Lê Văn Tư, Phạm Văn Năng (2003), Thị trường tài chính, NXB Thống

Kê.

[20] Lê Văn Tề (2009), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. [21] Lê Văn Tề (2011), Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung

gian, NXB Phương Đông.

[22] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê.

Tiếng Anh:

[23] Edward W.Reed Ph.D, Edward K.Gill Ph.D (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[24] Frederic S. Miskin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[25] Peter S.Rose (2001) Ngân hàng thương mại, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN THỰC HIỆN

Bước 1

Tổ khách hàng - Phòng Khách hàng

Bước 2 Phòng Giám sát kinh

doanh

Bước 3 Ban Giám đốc/Cấp có

thẩm quyền

Bước 4 Tổ khách hàng - Phòng

Khách hàng

Bước 5 Tổ hỗ trợ tín dụng -

Phòng Khách hàng

Bước 6 Phòng Giám sát kinh

doanh Bước 7 Tổ hỗ trợ tín dụng - Phòng Khách hàng Bước 8 Tổ hỗ trợ tín dụng - Phòng Khách hàng Bước 9 Tổ hỗ trợ tín dụng - Phòng Khách hàng

Bước 10 Phòng Giám sát kinh

doanh Bước 11 Tổ hỗ trợ tín dụng phối hợp Phòng KT – NQ Bước 12 Tổ hỗ trợ tín dụng phối hợp Phòng GSKD Tiếp xúc khách hàng Thẩm định tín dụng và lập tờ trình thẩm định Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của khách hàng Kiểm soát hồ sơ thẩm định

Phê duyệt cho vay

Thông báo kết quả phê duyệt

Soạn thảo Hợp đồng và các văn bản liên quan

Kiểm soát hợp đồng văn bản trước khi ký kết

Ký kết hợp đồng với khách hàng

Nhập dữ liệu hệ thống

Lập hồ sơ giải ngân

Kiểm soát hồ sơ giải ngân

Hạch toán và chuyển tiền giải ngân

cho Khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 94)