Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 97 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường, làm căn cứ cho việc định giá tài sản đảm bảo của Ngân hàng.

- Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua đó hoàn thiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng, dễ dàng, tạo

điều kiện cho các NHTM trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài

sản đảm bảo.

- Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu.

KT LUN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng là một yêu cầu cần thiết và quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng so với các NHTM khác trên địa bàn. Để làm được điều đó, Chi nhánh cần xem cho vay tiêu dùng là hướng phát triển mang tính chiến lược, lâu dài, cần có các chính sách riêng để đẩy mạnh loại hình dịch vụ này. Đây cũng là tiền đề quan trọng để phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cá nhân khác của Ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá mang tính chất thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn tại Chi nhánh, với mong muốn góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh.

KT LUN

Trong những năm gần đây, triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu rõ ràng. Người dân biết đến cho vay tiêu dùng và số lượng người vay tiêu dùng ngày càng tăng lên. Các NHTM đang tích cực triển khai loại hình cho vay tiêu dùng và những thành công trong lĩnh vực này đã được kiểm chứng ở các ngân hàng của các nước, đặc biệt ở các nước phát triển.

Tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng, số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ngày càng tăng, tỷ lệ thu nhập cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên, trong những năm qua Chi nhánh chưa phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Trong thời gian đến, Chi nhánh nên đầu tư hơn nữa vào việc thu thập thông tin khách hàng, nghiên cứu đối tượng khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho Ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng, giúp Chi nhánh nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Trong chương 1, luận văn đã tìm hiểu các lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại.

- Nội dung chương 2 đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng thông qua số liệu các năm.

- Cuối cùng, ở chương 3, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD này tại đơn vị trong thời gian đến.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp vấn đề này để tác giả tiếp tục tu chỉnh và hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt:

[1] Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của LienVietPostBank Đà Nẵng.

[2] Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[3] Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống Kê.

[4] Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

NXB Phương Đông.

[5] Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê.

[6] Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn (2000), Vay vốn ngân

hàng – từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB Thống Kê.

[7] Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

[8] Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình ngân hàng phát triển, NXB Lao động - Xã hội.

[9] Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình marketing ngân hàng, NXB

Thống kê.

[10] Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2012), Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông.

[11] Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB Tài Chính.

[12] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính.

[13] Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

[14] Nguyễn Văn Ngọc (2008), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

[15] Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống Kê.

[16] Phạm Ngọc Phong (1996), Marketing trong ngân hàng, NXB Thống Kê. [17] Ngô Văn Quế (2003), Quản lý và phát triển tài chính - tiền tệ - tín dụng

ngân hàng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[18] Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia. [19] Lê Văn Tư, Phạm Văn Năng (2003), Thị trường tài chính, NXB Thống

Kê.

[20] Lê Văn Tề (2009), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. [21] Lê Văn Tề (2011), Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung

gian, NXB Phương Đông.

[22] Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê.

Tiếng Anh:

[23] Edward W.Reed Ph.D, Edward K.Gill Ph.D (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[24] Frederic S. Miskin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[25] Peter S.Rose (2001) Ngân hàng thương mại, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN THỰC HIỆN

Bước 1

Tổ khách hàng - Phòng Khách hàng

Bước 2 Phòng Giám sát kinh

doanh

Bước 3 Ban Giám đốc/Cấp có

thẩm quyền

Bước 4 Tổ khách hàng - Phòng

Khách hàng

Bước 5 Tổ hỗ trợ tín dụng -

Phòng Khách hàng

Bước 6 Phòng Giám sát kinh

doanh Bước 7 Tổ hỗ trợ tín dụng - Phòng Khách hàng Bước 8 Tổ hỗ trợ tín dụng - Phòng Khách hàng Bước 9 Tổ hỗ trợ tín dụng - Phòng Khách hàng

Bước 10 Phòng Giám sát kinh

doanh Bước 11 Tổ hỗ trợ tín dụng phối hợp Phòng KT – NQ Bước 12 Tổ hỗ trợ tín dụng phối hợp Phòng GSKD Tiếp xúc khách hàng Thẩm định tín dụng và lập tờ trình thẩm định Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của khách hàng Kiểm soát hồ sơ thẩm định

Phê duyệt cho vay

Thông báo kết quả phê duyệt

Soạn thảo Hợp đồng và các văn bản liên quan

Kiểm soát hợp đồng văn bản trước khi ký kết

Ký kết hợp đồng với khách hàng

Nhập dữ liệu hệ thống

Lập hồ sơ giải ngân

Kiểm soát hồ sơ giải ngân

Hạch toán và chuyển tiền giải ngân

cho Khách hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 97 - 102)