6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm của môi trường kinh doanh
a. Thị trường kinh doanh
đổi về chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, năm 2011, cho vay tiêu dùng được nhìn nhận và phân loại vào nhóm cho vay phi sản xuất và bị hạn chế tăng trưởng. Sau khi trần cho vay tiêu dùng được tháo gỡ vào cuối năm 2012 thì dịch vụ này mới có cơ hội phát triển.
Thứ hai, tỷ lệ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tính trên tổng dư nợ toàn nền kinh tế mới ở mức 5,2%, rất thấp so với các nước trong khu vực. Số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2013 cho thấy tổng dư nợ của nền kinh tế đạt gần 3,5 triệu tỷ đồng, trong đó không tách riêng phần cho vay tiêu dùng. Thị trường cho vay tiêu dùng còn bỏ ngỏ khi cho vay tiêu dùng bình quân đầu người mới ở mức 98 USD mỗi năm.
Thứ ba, mảng cho vay mua sắm thiết bị gia đình, đồ dùng sinh hoạt chưa được chú trọng phát triển. Hiện nay phần lớn dịch vụ cho vay tiêu dùng được cung cấp bởi các ngân hàng cổ phần và sản phẩm chủ yếu là cho vay mua, sửa chữa, nâng cấp nhà ở. Theo thông lệ quốc tế, các khoản này không được xem xét là cho vay tiêu dùng.
Các hoạt động cho vay tiêu dùng với giá trị thấp hơn như xe gắn máy, điện thoại, đồ điện, đồ gia dụng... chưa được khai thác triệt để. Quy mô dư nợ
ở phân khúc này chưa đến một tỷ USD và chủ yếu do các công ty tài chính
tiêu dùng nước ngoài khai thác. Các NHTM cũng cung cấp những sản phẩm dịch vụ này nhưng chủ yếu được thực hiện như một phần của sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Hiện nay, chỉ có hai đơn vị là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) đang triển khai mạnh dịch vụ với nhóm hàng này.
Thứ tư, thị trường tài chính tiêu dùng thời gian tới sẽ trở nên cạnh tranh hơn, đặc biệt với sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, châu Âu…
hoạt động cho vay doanh nghiệp (với hơn 75% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành - theo số liệu của báo cáo). Phát triển mảng tài chính cá nhân, đặc biệt là cho vay tiêu dùng là một chiến lược hợp thời và nhiều định chế trong nước đang thúc đẩy mô hình này.
Nhiều Ngân hàng đang có động thái sáp nhập lại nhằm đón đầu hoặc thâm nhập vào thị trường tài chính tiêu dùng còn nhiều tiềm năng. Trong đó, HDBank mua lại Công ty tài chính Việt- Societe (SGVF). Maritime Bank dự kiến sáp nhập MDB. SHB cũng định sáp nhập một công ty tài chính. Hơn
nữa, ở Việt Nam, mức thâm nhập thị trường chưa cao nên chưa có NHTM,
Công ty tài chính nào có thế mạnh về hoạt động này.
Tuy nhiên, vấn đề khai thông, xây dựng kênh bán hàng, theo dõi, cảnh báo và thu nợ của hàng trăm ngàn khách hàng cá nhân với khoản vay nhỏ không đơn giản. Vì thế, vấn đề rất quan trọng là phải chuẩn hóa và tập hợp thông tin tín dụng, đánh giá năng lực khách hàng cá nhân để xác định mức lãi suất cho vay hợp lý. Các NHTM không nên đánh đồng lãi suất theo sản phẩm đầu ra và chỉ làm theo cách là hợp tác với các đơn vị bán lẻ như hiện nay.
Tóm lại, thị trường cho vay tiêu dùng còn rất tiềm năng. Đây là một trong những xu hướng và chiến lược phát triển chính của nhiều Ngân hàng, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản nhất định. Một phần lý do là các chính sách điều tiết của cơ quan quản lý (như lãi suất…). Nếu Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức lãi suất trần cho vay như ở một số thị trường khác thì sẽ thay đổi căn bản bức tranh hoạt động của ngành.
b. Đặc điểm khách hàng
Một bộ phận lớn người dân chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thị trường này mới tập trung vào các đối tượng có thu nhập cao và ổn định. Trong khi đó, với mặt bằng lương ở thành phố, hầu hết khách hàng khó chứng minh được nguồn thu nhập đủ cao và ổn định để có thể tiếp
cận các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như thẻ tín dụng.
Bên cạnh đó, khách hàng thường nghĩ đến Ngân hàng vay bao giờ cũng sẽ là mang nợ. Do vậy, khách hàng thường sử dụng nguồn vốn tự có, vốn tích lũy để thực hiện. Ngân hàng cần thông tin rõ về các dịch vụ cho vay của mình để từ đó có thể tiếp cận và loại bỏ được tâm lý lo sợ khi vay vốn Ngân hàng.
Về tâm lý của cá nhân khi đi vay, khách hàng rất lo ngại khi lựa chọn ngân hàng để cho vay. Hiện nay hầu như các ngân hàng đều có những chính sách lãi suất thấp trong thời gian từ 3 – 12 tháng đầu tiên để thu hút khách hàng. Nhưng những kỳ điều chỉnh lãi suất tiếp theo bao giờ cũng rất cao so với lãi suất ban đầu. Chính điều này làm cho khách hàng phải chịu mức lãi suất cao đối với thời gian vay còn lại. Đối với những khách hàng có nguồn thu nhập từ lương ổn định, kế hoạch tài chính khi thực hiện vay vốn tại các Ngân hàng đều rất cụ thể. Việc lo ngại về biến động lãi suất trong các kỳ điều chỉnh tiếp theo trong suốt quá trình đi vay đã tạo ra sự e ngại của khách hàng. Đặc biệt, có những Ngân hàng quy định mức lãi suất điều chỉnh cho vay ở các kỳ điều chỉnh tiếp theo không thấp hơn mức lãi suất cho vay tại thời điểm cho vay ban đầu. Riêng đối với những khách hàng không quan tâm lãi suất, thông thường là những khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi tâm lý chỉ cần vay bằng được nhưng không tính đến khả năng trả nợ.
c. Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh chính của Ngân hàng có thể được chia làm 05 nhóm ngân hàng chính, bao gồm:
- Nhóm các Ngân hàng TMCP lớn có vốn Nhà nước như: BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank... Đây là các Ngân hàng lớn, với nguồn vốn dồn dào, mạng lưới rộng, lãi suất vay thấp, nhưng chất lượng dịch vụ không cao do bị ảnh hưởng chung bởi cơ chế Nhà nước.
Techcombank, Sacombank, ACB, MB, Maritimebank, ABBank... Đây là nhóm các Ngân hàng mạnh về mạng lưới bán lẻ, lãi suất vay ở mức trung bình và chất lượng dịch vụ cao.
- Nhóm các Ngân hàng TMCP vừa và nhỏ như BacAbank, MDBank, KienLongbank, VietAbank, Vietcapitalbank ... đây là những ngân hàng với quy mô vốn nhỏ, mức lãi suất cao, mạng lưới giao dịch ít, thương hiệu chưa thực sự được đông đảo người dân biết đến.
- Nhóm Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh: đây là những
Ngân hàng với mạng lưới nhỏ, lãi suất vay ở mức trung bình. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và hệ thống công nghệ Ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Nhóm các tổ chức tài chính nhỏ: Chủ yếu là các đơn vị cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm cho vay đối với các khoản vay nhỏ như mua xe máy, mua điện thoại....
LPB có thể được xếp vào nhóm Ngân hàng TMCP vừa và nhỏ. Đối với từng Ngân hàng, dù ở nhóm Ngân hàng nào thì bao giờ Ngân hàng cũng luôn sử dụng tối đa thế mạnh của mình để bù đắp điểm yếu. Tuy nhiên, với những đối tượng khách hàng khác nhau, họ thường chọn cho mình những Ngân hàng phù hợp. Ví dụ, các khách hàng có nguồn thu nhập ổn định thường chọn những Ngân hàng có vốn Nhà nước với nguồn vốn dồi dào, mức lãi suất cho vay thường thấp hơn so với các Ngân hàng TMCP khác trên thị trường. Nhưng đổi lại, những Ngân hàng này thường rất khắc khe về mặt thủ tục, hồ sơ và quy trình cho vay. Những Ngân hàng TMCP nhỏ luôn là sự lựa chọn của những khách hàng có nguồn thu nhập không ổn định, với nhiều sản phẩm cho vay linh động về trả nợ gốc và lãi vay, quy trình xét duyệt hồ sơ đơn giản. Tuy nhiên, những Ngân hàng này là luôn là những Ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chính cách thức xét duyệt hồ sơ vay như vậy.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG