7. Tổng quan tài liệu
1.5. LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ
1.5.1. Khái niệm liên kết
- Liên kết: Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh “integration”mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trƣớc đây khái niệm này đƣợc biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết.
- Liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hƣớng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nƣớc. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trƣờng tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau.
Để hiểu sâu hơn về bản chất của chuỗi giá trị, cần nghiên cứu các mối quan hệ và liên kết giữa những ngƣời tham gia trong chuỗi giá trị. Các quan hệ và liên kết giữa các thành viên trong chuỗi giá trị có thể bao gồm các mối quan hệ sau:
- Quan hệ thời điểm: Có nghĩa là những ngƣời tham gia thực hiện một giao dịch (gồm thỏa thuận giá cả, khối lƣợng và các yêu cầu khác) chỉ trong thời hạn và phạm vi của giao dịch cụ thể đó. Đây thƣờng là các giao dịch ở các địa điểm, không gian nhất định, ngƣời mua và ngƣời bán gặp nhau, thỏa thuận đƣợc hoặc không đƣợc với nhau và chấm dứt quan hệ ngay khi kết thúc giao dịch.
- Quan hệ lâu dài: Khi những ngƣời tham gia muốn giao dịch với nhau nhiều lần, có thể gọi đó là mối quan hệ mạng lƣới bền bỉ. Loại quan hệ này có mức độ tin cậy cao hơn và phục thuộc lẫn nhau ở mức độ nhất định. Quan hệ này có thể đƣợc chính thức hóa thông qua hợp đồng hoặc bằng miệng dựa trên uy tín, tin cậy lẫn nhau.
Ví dụ về mối quan hệ ngành hàng thủ công và chiếu cói ở Việt Nam, thể hiện nhƣ sau:
Quan hệ lâu dài Quan hệ thời điểm
Hình 1.7. Sơ đồ mối quan hệ ngành hàng thủ công và chiếu cói
[Nguồn: Dự án nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo (M4P)- Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005), Báo cáo “Hàng thủ côngbằng cói ở Ninh Bình”]
- Quan hệ hợp đồng trong sản xuất nông nghiệp: Hợp đồng là một cơ chế quan trọng để điều phối việc sản xuất, phân phối, và tiêu thụ sản phẩm, là
Nông dân
Hợp tác xã
Nhà thu gom
Sản xuất tại
gia đình Nhà xuất khẩu
Nhà bán lẻ
Nhà bán buôn
công cụ gắn kết giữa các chủ thể của một chuỗi giá trị. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay có các mô hình hợp đồng nhƣ sau:
+ Mô hình tập trung: Mô hình tập trung là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ chịu trách nhiệm cung cấp hầu hết các yếu tố đầu vào, hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu xuống giống đến khâu thu hoạch và trực tiếp ký hợp đồng với nông dân. Nông dân chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lực đầu vào là đất đai, chuồng trại và công lao động để thực hiện khâu trực tiếp sản xuất mang tính sinh học. Bản chất của mô hình này chính là sản xuất theo hợp đồng gia công, lợi ích và rủi ro đƣợc chia sẻ giữa các bên tham gia hợp đồng tùy theo sự đóng góp của mỗi bên, nhƣng quyền quyết định thuộc về doanh nghiệp.
Hình 1.8. Mô hình tập trung
+ Mô hình trang trại hạt nhân: Tƣơng tự nhƣ mô hình tập trung, nhƣng trong mô hình này bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vƣờn cây. Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản
Trang trại Trang trại Trang trại Trang trại Trang trại Cung cấp đầu vào
Hình 1.9. Mô hình trang trại hạt nhân
+ Mô hình đa chủ thể: Mô hình này thƣờng gọi là mô hình liên kết “4 nhà”. Tham gia mô hình này gồm nhiều chủ thể khác nhau nhƣ: Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân. Đặc điểm của mô hình này là các chủ thể khác nhau sẽ có trách nhiệm và vai trò khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kết nhà tài chính với nông dân. Doanh nghiệp là ngƣời quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nên họ biết đƣợc thị trƣờng cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chính là ngƣời đặt hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ cho mình và cho nông dân. Vai trò của Nhà nƣớc là xử lý các mối quan hệ giữa các bên ký hợp đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn đề nảy sinh do thị trƣờng, thiên tai gây ra và vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bên tham gia sản xuất theo hợp đồng.
Doanh nghiệp
Nông dân Nông dân Nông dân Nông dân Nông dân Cung cấp đầu vào
Hình 1.10. Mô hình đa chủ thể
+ Mô hình phi chính thức: Ngƣời mua đồng thời là ngƣời cung cấp vật tƣ, phân bón nên họ thực hiện phƣơng thức ứng trƣớc vật tƣ, phân bón cho nông dân và đến khi thu hoạch họ nhận lại sản phẩm. Giữa thƣơng lái và nông dân hoàn toàn sử dụng “cơ chế lòng tin” để ràng buộc nhau nên giữa ngƣời mua và nông dân ít xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng.
Hình 1.11. Mô hình phi chính thức
+ Mô hình trung gian: Đây là mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu mối trung gian nhƣ hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nông dân hoặc ngƣời đại diện cho nhóm hộ nông dân. Đặc điểm
Nhà khoa học
Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản Ngân hàng Tổ chức tín dụng Nông dân Nhà nƣớc Các tổ chức dân sự xã hội Dịch vu khoa học và công nghệ Hỗ trợ, vận động, giáo dục, tuyên truyền và xử lý vi phạm Hợp đồng sản xuất Dịch vụ tín dụng Vận động theo dõi giám sát Nông dân Ngƣời mua Cung cấp sản phẩm Cung cấp đầu vào
của mô hình này là doanh nghiệp không ký hợp đồng với nông dân mà thay vào đó doanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình.
Hình 1.12. Mô hình trung gian
Trong một chuỗi giá trị rất nhiều chủ thể tham gia do đó mối quan hệ giữa các chủ thể đó cũng phức tạp, khi liên kết với nhiều chủ thể khác nhau sẽ tạo ra những mối quan hệ chồng chéo. Nhƣng chúng ta có thể dựa vào vai trò và sự gắn kết giữa các chủ thể để phân nhóm và chia thành hai phƣơng thức liên kết là liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc.
Liên kết ngang Liên kết dọc Doanh nghiệp kinh doanh
Chế biến nông sản
Cá nhân, Tổ chức trung gian ( ngƣời mua gom, HTX, Tổ hợp
tác, Hội nông dân
Trang trại Trang trại Trang trại Trang trại Trang trại
Cung cấp đầu vào Cung cấp sản phẩm
Cung cấp đầu vào Hƣớng dẫn kỹ thuật Tổ chức sản xuất Cung cấp sản phẩm A A A C C C B B
Sơ đồ trên thể hiện hai phƣơng thức liên kết theo chiều ngang và theo chiều dọc. Ta thấy liên kết theo chiều dọc làm tăng độ dài các mối liên kết và liên kết theo chiều ngang giúp mở rộng mối liên kết.
1.5.2. Liên kết ngang trong chuỗi giá trị hàng nông sản
a. Khái niệm
Liên kết ngang là liên kết giữa các nhà cung ứng có các sản phẩm dịch vụ tƣơng đối giống nhau hay cùng ở trong một ngành, nhƣ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản; giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây... Về liên kết trong ngành nông nghiệp, liên kết theo chiều ngang là nhiều hộ cá thể hợp lại với nhau thành những tổ chức kinh tế hợp tác. Họ cùng nhau sản xuất với sự thống nhất về công nghệ, cách thức thu hoạch và chế biến... để trong cùng thời gian đƣa ra một loại sản phẩm đồng nhất với khối lƣợng đủ lớn, cung cấp đủ số lƣợng theo yêu cầu của ngƣời mua hàng. Thành viên nào vi phạm các quy định đó sẽ không đủ điều kiện để tham gia tiếp tục.
b. Ưu điểm của liên kết theo chiều ngang
Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có đƣợc thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trƣờng đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. Vd: tổ chức mua vật tƣ đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm (1) mua vật tƣ với giá thấp nhờ mua số lƣợng lớn và trực tiếp từ ngƣời cung cấp, (2) tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm đƣợc chi phí vận chuyển nếu phải mua xa, (3) tiêu thụ qua tập thể Tổ có khả năng hợp đồng bán với số lƣợng lớn, đảm bảo uy tín và đỡ rủi ro.
Tóm lại, liên kết ngang mang lại các ƣu điểm nhƣ:
- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/ nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ.
- Tổ/ nhóm có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng. - Tổ/ nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.
- Tổ/ nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.
c. Nhược điểm của liên kết theo chiều ngang
Tạo ra sức ỳ cho chính các nhà cung cấp. Họ trở nên ít năng động hơn và vô cùng chậm chạp thay đổi mẫu mã, công nghệ.
Các công ty đầu đàn của cuộc chơi phải dàn trải tài chính ra quá rộng nên thƣờng đuối sức.
Giảm khả năng, động lực cạnh tranh và đổi mới của các bên.
Hiệu quả chƣa đạt mức tối ƣu.
Quá phụ thuộc vào nhau; kể cả khi không cần thiết.
d. Cách tăng cường, thúc đẩy liên kết ngang
Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: Thành lập và hoạt động tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Nhƣ thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững. Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành lập các Tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ là một biện pháp có tác động tính cực trong việc phát triển bền vững Nông nghiệp, Nông thôn. Giống nhƣ các hình thức thúc đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang cũng nhằm để các hộ có cùng nhu cầu hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau.
- Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh và hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trƣờng cho ngƣời dân, chỉ ra rõ ràng các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ/ nhóm.
- Tổ chức các cuộc đối thoại với những ngƣời hiện đang sản xuất, kinh doanh (DN).
1.5.3. Liên kết dọc trong chuỗi giá trị hàng nông sản
a. Khái niệm
Liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (vd: Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm) . Liên kết dọc là cách tập trung nguồn lực từ các lĩnh vực khác nhau, nhƣ liên kết giữa nhà sản xuất, đơn vị bảo quản, nhà chế biến cà phê trong ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê; liên kết giữa các đơn vị sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, phân phối trong ngành chăn nuôi… Đây là liên kết giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình đƣa sản phẩm từ sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Những ngƣời tham gia chuỗi sẽ bầu ra đại diện cho các khâu tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua, chế biến, tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua đại diện của mình, những nhóm chuyên sản xuất, hay tiêu thụ sẽ gắn kết thành mắt xích của một dây chuyền. Đẩy mạnh chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện để ngƣời nông dân đầu tƣ phát triển công nghệ, kỹ thuật.b. Các hình thức liên kết dọc
Có ba hình thức cơ bản của liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản nhƣ sau:
* Hình thức liên kết ở mức thấp
Đây là liên kết giữa ngƣời sản xuất – nhà chế biến – Nhà bán lẻ dƣới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn. Hình thức liên kết này cũng không bảo đảm chất lƣợng sản phẩm và an toàn thực phẩm vì không bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ giao dịch.
* Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng:
Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa sản xuất theo hợp đồng là “thoả thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả đã được định trước”
đƣa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản qua việc phân bổ thật rõ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết định. Nhƣ vậy, bản chất của sản xuất theo hợp đồng hoàn toàn khác với hình thức giao ngay mang tính truyền thống (đó là mua bán trực tiếp hoặc thông qua các chợ) hoặc giao dịch giao sau (đó là mua, bán nông sản thông qua Sở giao dịch hàng hóa). Điểm khác biệt về bản chất của ba hình thức giao dịch này chính là cơ chế hình thành giá. Đối với giao dịch giao ngay, giá thỏa thuận trên hợp đồng phản ánh cung cầu thị trƣờng hiện tại; đối với giao dịch giao sau, giá cả phản ánh cung cầu thị trƣờng tƣơng lai; đối với sản xuất theo hợp đồng, giá cả phản ánh lợi ích, rủi ro và quyền quyết định của ngƣời mua và ngƣời bán. Điều này có nghĩa là, giá đã đƣợc thỏa thuận phải đảm bảo ngƣời bán thu đƣợc lợi ích nhất định và ngƣời mua có thể mua hàng với mức giá có thể chấp nhận đƣợc; cho dù vào thời điểm giao hàng, giá thị trƣờng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thỏa thuận. Eaton và Shepherd (2001) đã chia các hình thức sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp thành 5 mô hình, đó là: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian.
Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản ký giữa các doanh nghiệp với ngƣời SX theo các hình thức
Ứng trƣớc vốn, vật tƣ , hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa
Bán vật tƣ mua lại nông sản hàng hóa
Liên kết sản xuất: hộ nông dân đƣợc sử dụng giá trị QSD đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân đƣợc sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê bán lại nông sản cho doanh nghiệp. tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
* Mô hình sản xuất – chế biến – bán lẻ mang tính tổng hợp.
Mô hình này là mô hình thể hiện sự hội tụ tất cả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến và bán lẻ sản phẩm trong phạm vi của một doanh nghiệp,