Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 88 - 93)

7. Tổng quan tài liệu

2.3.3 Nhận xét chung

Từ phân tích trên, nhận thấy rằng đối với mô hình 1 không thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng vệ sinh trên chuỗi, sản phẩm rau an toàn không có thƣơng hiệu trên thị trƣờng nên bán giá thông thƣờng, không có lợi cho nông dân, các quan hệ liên kết trên chuỗi theo dạng mạng lƣới nên các cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng vệ sinh ATTP. Mô hình 2 có ƣu điểm với sự tham gia của HTX và doanh nghiệp, sản phẩm rau an toàn đƣợc bày bán tại cửa hàng hoặc phân phối cho ngƣời tiêu dùng từ doanh nghiệp nên

với những trƣờng hợp vi phạm đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Vấn đề đặt ta là cần phải xem xét hoàn thiện lại mô hình 2 để liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hoàn thiện, thúc đẩy phát triển sản xuất RAT trên địa bàn thành phố. Một số các cơ sở đề xuất nhƣ sau:

Cần củng cố nâng cao vai trò của HTX trong việc liên kết tổ chức sản xuất. HTX giúp nông dân xây dựng lịch sản xuất, tiêu thụ ( thời gian gieo trồng, cơ cấu loại rau, thời gian thu hoạch…) để đảm bảo lƣợng hàng xuất ra theo đơn hàng đã ký hợp đồng với doanh nghiệp.

HTX cần có những giải pháp thay đổi mối quan hệ với nông dân (là thành viên HTX) trong việc dịch vụ vật tƣ và bán sản phẩm theo tinh thần mua hộ và bán hộ cho xã viên và chỉ thu một khoản chi phí dịch vụ vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí mà HTX bỏ ra để phục vụ thành viên. Nếu thực hiện tốt theo phƣơng thức hoạt động này, thì chuyển toàn bộ phần lợi nhuận thu đƣợc của HTX trong chuỗi liên kết giá trị sản xuất tiêu thụ RAT sang cho ngƣời nông dân, thì lợi nhuận của ngƣời nông dân sẽ tăng lên từ 21,49% lên 49,27% hay tăng từ 2.192đ/kg lên 5.026/kg (chuyển 2.834đ/kg của HTX chuyển sang) trong tổng số lợi nhuận của chuỗi giá trị sản phẩm RAT. Đây là mấu chốt để mang lại lợi ích cho nông dân, một khi ngƣời nông dân thấy lợi ích lớn thực sự, thì nông dân sẽ gắn bó với HTX, từ đó việc tuân thủ sản xuất rau theo lịch của HTX dễ dàng thực hiện, bởi làm theo lịch sản xuất để bán cho Doanh nghiệp giá cao hơn, thu về lãi lớn hơn, còn không sản xuất theo lịch thì chỉ bán cho các chủ thu gom họ mua rau theo giá thông thƣờng với mức giá thấp hơn, lãi ít hơn.

Việc sản xuất RAT nhìn chung hiện nay chƣa chuyên nghiệp, hầu nhƣ ngƣời nông dân phần lớn tranh thủ thời gian nông nhàn để sản xuất rau. Để sản xuất chuyên nghiệp trƣớc hết phải tăng quy mô về diện tích đất sản xuất

500m2) mới đảm bảo thu nhập cho kinh tế hộ chuyên rau. Để giải quyến vấn đề này, nhà nƣớc cần hƣớng dẫn, hỗ trợ giúp nông dân dồn điền đổi thửa, đồng thời có cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất để tăng quy mô sản xuất của kinh tế hộ, là điều kiện cần để sản xuất hàng hóa.

Hiện nay sản phẩm RAT của vùng rau Túy Loan nói riêng và các vùng rau khác của thành phố nói chung chƣa có thƣơng hiệu về sản phẩm RAT hay nói cách khác ngƣời tiêu dùng chƣa có niềm tin tuyệt đối. Do vậy, cần tạo nên thƣơng hiệu RAT bằng cách:

+HTX cùng với nông dân phải xây dựng và thực hiện chƣơng trình giám sát chất lƣợng, ATTP trong quá trình sản xuất. (HTX phải là ngƣời cung cấp vât tƣ cho thành viên sản xuất, qua đó mới kiểm soát, giám sát – hiện nay nông dân tự mua trên thị trƣờng nên giám sát đƣợc).

+ HTX cần bổ sung thông tin về bao bì chứa đựng RAT, trong đó phải ghi sản phẩm của hộ nào đƣợc mã hóa bằng mã số của ngƣời sản xuất, qua đó quy trách nhiệm bảo đảm ATTP của hộ sản xuất và truy xuất đƣợc nguồn gốc.

+ Tăng cƣờng công tác truyền thông quảng bá sản phẩm RAT.

Về phía thành phố Đà Nẵng cần có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển sản xuất RAT, đây là ngành hàng tạo ra giá trị gia tăng cao so với các ngành hàng khác. Qua điều tra cho thấy bình quân cứ mỗi kg rau ăn lá tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ rau khoảng 18.000 đồng, trong đó khâu sản xuất 10.000 đồng. Bình quân giá trị gia tăng của chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ RAT tính trên 1 ha sản xuất nhƣ sau:

Giá trị gia tăng ĐVT Nhóm Rau ăn lá Bình quân nhóm rau ăn lá Mồng tơi Xà lách Cải Cộng 229.812 212.753 283.054 241.873 I. Ngƣời sản xuất rau 1000đ 75.420 72.900 102.545

83.622

II. Hợp tác xã 1000đ 48.000 44.700 58.663

50.454

III.Doanh nghiệp phân

phối rau an toàn 1000đ 106.392 95.153 121.846

107.797

- Đối với rau mồng tơi VA = 229.812.000 đồng/ha - Đối với rau xà lách VA 212.753.000 đồng/ha - Đối với rau cải VA = 283.054.000 đồng/ha

Bình quân VA nhóm rau ăn lá 241.873.000 đồng/ha

Với sản xuất RAT giá trị gia tăng tạo ra trên 1 ha sản xuất là 242 triệu/ha gieo trồng/lần trồng trung bình 40-45 ngày, mỗi năm sản xuất khoảng 6 lần thì giá trị gia tăng trên 1 ha canh tác/năm khoảng 1.452.000.000 đồng.

Nhƣ vậy qua số liệu trên cho thấy nghề trồng RAT mang lại hiệu quả xã hội rất cao, nên cần đầu tƣ phát triển để tái cơ cấu lại nền nông nghiệp Đà Nẵng, tăng tỷ trọng ngành hàng rau, giảm tối đa ngành hàng lúa gạo trong cơ cấu lại nền nông nghiệp Đà Nẵng, một mặt tăng thu nhập cho nông dân, mặt khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm rau an toàn thực phẩm cho dân thành phố. Tuy nhiên để phát triển đƣợc ngành hàng RAT cần giải quyết một cách đồng bộ các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhất là giải quyết lợi ích cho ngƣời trồng rau nhƣ đã đề cập ở trên trong mối quan hệ giữa HTX và nông dân.

Chƣơng 2 đã đi vào mô tả các hoạt động chính và các mối quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị rau an toàn của TP. Đà Nẵng bao gồm: Các yếu tố đầu vào, sản xuất, thu mua, thƣơng mại và tiêu dùng, đồng thời đƣa ra 2 mô hình liên kết có trong chuỗi và phân tích các mặt hạn chế còn tồn tại trong 2 mô hình này cũng nhƣ đƣa ra các cơ sở để đề xuất các giải pháp

Các hộ nông dân sản xuất chủ yếu mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ ƣu điểm là có kinh nghiệm nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau thực phẩm và đã đƣợc đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, đƣợc sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các hợp tác xã. Tuy nhiên, ngƣời nông dân vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho mình

Ngƣời tiêu dùng TP Đà Nẵng rất quan tâm đến chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, ngƣời nông dân TP Đà Nẵng còn chƣa mặn mà với việc sản xuất RAT do không mang lại nhiều lợi ích, sản lƣợng còn khiêm tốn và do sản phẩm RAT của TP Đà Nẵng chƣa có thƣơng hiệu, nhãn hiệu nên chƣa tạo đƣợc niềm tin, uy tín đối với ngƣời tiêu dùng.

Mối liên kết trong chuỗi giá trị RAT TP. Đà Nẵng còn khá lỏng lẻo, quá trình hoạt động và vận hành các mô hình trong chuỗi giá trị chƣa dựa trên những mối liên kết bền vững và chặt chẽ, cấu trúc chuỗi chƣa vững chắc và bị tác động mạnh của các tác nhân bên ngoài. Có hai mô hình liên kết trong chuỗi giá trị. Sự phân phối lợi nhuận giữa các thành phần chƣa hợp lý, ngƣời nông dân là đối tƣợng chính, tạo ra giá trị gia tăng cao nhất nhƣng lợi nhuận đạt đƣợc thấp, thƣờng xuyên gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

Chuỗi liên kết ngang và dọc đúng nghĩa chƣa hình thành, do đó chuỗi giá trị rau an toàn khó bảo đảm đƣợc về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ sản lƣợng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU AN TOÀN

TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)