Tăng cƣờng liên kết giữa nông dân – hợp tác xã

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 104 - 107)

7. Tổng quan tài liệu

3.3.1 Tăng cƣờng liên kết giữa nông dân – hợp tác xã

Cần củng cố nâng cao vai trò của HTX trong việc liên kết tổ chức sản xuất. HTX giúp nông dân xây dựng lịch sản xuất, tiêu thụ ( thời gian gieo trồng, cơ cấu loại rau, thời gian thu hoạch…) để đảm bảo lƣợng hàng xuất ra theo đơn hàng đã ký hợp đồng với doanh nghiệp.

Các HTX hoặc tổ hợp tác đƣợc thành lập ở thời điểm hiện tại nhƣ HTX rau an toàn Túy Loan – Hòa Phong, HTX La Hƣờng – Cẩm Lệ và tổ hợp tác Hòa Tiến phải thực sự là đại diện của nông dân, là cấu nối liên kết nông dân với thị trƣờng, tránh tình trạng HTX chỉ thực hiện việc mua đứt bán đoạn sản phẩm RAT nhƣ hiện nay. Hợp tác xã và nông dân phải xây dựng và thực hiện chƣơng trình giám sát chất lƣợng, ATTP trong quá trình sản xuất từ khâu sản xuất lới khi tiêu thụ .Một số giải pháp đƣợc đề xuất để tăng cƣờng liên kết giữa xã viên và hợp tác xã hiện nay.

Nội dung Vấn đề đặt ra Đề xuất hƣớng giải quyết

Quy trình sản xuất

- Hợp tác xã chƣa hỗ trợ nông dân tìm kiếm nguồn cấp vật tƣ nông nghiệp để sản xuất RAT với giá cả hợp lý nông dân mua vật tƣ trôi nổi trên thị trƣờng theo tâm lý ham rẻ.

- Hầu hết các hộ nông dân đều đƣợc tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác RAT. Tuy nhiên, nông dân chƣa tích cực áp dụng quy trình này trong quá trình sản xuất.

-Sau thu hoạch, các hộ nông dân hầu nhƣ chƣa chú trọng đến việc sơ chế, bảo quản nông sản

- HTX phải là ngƣời cung cấp vật tƣ cho thành viên sản xuất, qua đó mới kiểm soát, giám sát quy cách bảo đảm chất lƣợng VS ATTP ở khâu sản xuất

- Đầu tƣ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: hệ thống tƣới tiêu, nhà lƣới, giao thông,…hƣớng dẫn nông dân ghi chép sổ nhật ký sản xuất để quản lý chất lƣợng VS ATTP

- HTX tăng cƣờng công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Gắn kết quan hệ giữa nông dân và hợp tác xã

- HTX cần kết nối nông dân thông qua đầu tƣ hệ thống nhà sơ chế, thiết bị kỹ thuật tại các vùng chuyên canh rau ( dự án

QSEV TP. Đà Nẵng) để giúp các hộ nông dân thực hiện sơ chế, phân loại sản phẩm trƣớc khi cung ứng ra thị trƣờng, thiết kế bao gói, dán nhãn Tiêu thụ,

quan hệ giao dịch

- Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do ngƣời nông dân tự tiêu thụ nên giá bán sản phẩm không cao.

- HTX phải là đơn vị tích cực tìm kiếm thị trƣờng, đƣa ra kế hoạch sản xuất, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ cho nông dân.

- Hƣớng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra và đảm bảo RAT đƣợc tiêu thụ theo đúng tiêu chuẩn của RAT -Hợp tác xã chỉ nên là đơn vị mua hộ bán hộ cho xã viên và chỉ thu một khoản phí dịch vụ vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí mà HTX bỏ ra để phục vụ thành viên.

Thƣơng hiệu

- Tuy ngƣời tiêu dùng đã biết đến tên của các HTX RAT nhƣng thƣơng hiệu sản phẩm còn yếu nên chƣa tạo lòng tin với ngƣời tiêu dùng, và lòng tin của ngƣời nông dân để yên tâm sản xuất, chƣa ràng buộc lợi ích giữa ngƣời nông dân và HTX.

- Đại diện HTX kết nối với các cơ quan nhà nƣớc cấp chứng nhận sản phẩm an toàn để phân biệt với rau thƣờng trên thị trƣờng.

- Cần xúc tiến nhanh việc xây dựng thƣơng hiệu, quảng cáo thƣơng hiệu cho HTX. Đối với n. Ví dụ: Thƣơng hiệu vùng RAT Túy Loan, Cẩm Nê…Hình thành liên hiệp các hợp tác xã

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại tiêu thụ sản phẩm thông qua tham gia các hoạt động tổ chức phiên chợ, hội chợ, vận động và thu hút thêm nhiều xã viên tham gia vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)