Phân tích các mô hình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 83 - 88)

7. Tổng quan tài liệu

2.3.2. Phân tích các mô hình

Mô hình 1: Hộ Nông dân – Người thu gom (bán sỉ) – Tiểu thương bán lẻ

(Hộ nông dân bán sản phẩm cho tiểu thƣơng thu gom tại cơ sở rối vận chuyển về Chợ Đầu mối để bán sĩ cho các tiểu thƣơng các chợ, tiểu thƣơng các chợ bán lẻ cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng).

Nhƣ đã phân tích về mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, đây là mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn truyền thống, mô hình này không khác gì so với sản xuất và tiêu thụ theo cách thông thƣờng. Rất khó để kiểm soát chất lƣợng an toàn VSTP trên chuỗi do có quá nhiều các tác nhân tham gia với liên kết mạng lƣới. Ngƣời tiêu dùng rất khó để nhận biết rau an toàn.

Vùng rau Túy Loan mặc dù đƣợc sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn và sản phẩm làm ra đạt tiêu chí rau an toàn, nhƣng đƣợc tiêu thụ theo loại rau thông thƣờng nên giá bán cuối cùng cho ngƣời tiêu dùng với mức giá thấp hơn rau an toàn, bởi ngƣời thu gom và ngƣời bán lẻ bên cạnh việc mua rau có nguồn gốc, xuất xứ rau Túy Loan an toàn còn mua nhiều nơi khác không đƣợc sản xuất theo chuẩn an toàn và trộn lẫn với nhau nên bán theo loại rau thông thƣờng.

Qua điều tra chuỗi giá trị của mô hình 1 tại vùng trồng rau Túy Loan trong tháng 12/2016 cho kết quả về lợi nhuận, giá trị gia tăng của thành phần tham gia liên kết chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm rau an toàn (Phụ lục 3). Có thể tổng hợp lại nhƣ sau:

truyền thống

Chỉ tiêu

Lợi nhuận Giá trị gia tăng

Đồng/kg % Đồng/kg %

Tổng số 7.589 100 14.919 100

- Nông dân 1.736

22,87 5.816 38,98

- Ngƣời thu gom bán sĩ 2.179 28,71 4.179 28,02

- Ngƣời bán lẻ 3.674 48,42 4.924 33

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua số liệu trên cho thấy:

- Xét về mặt lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản phẩm rau tạo ra, thì ngƣời trồng rau chỉ đƣợc hƣởng khoảng 22.87%, còn lại ngƣời thu gom và ngƣời bán lẻ hƣởng đến 77,13%. Có thể thấy ngƣời nông dân là đối tƣợng tạo ra giá trị gia tăng cao nhất nhƣng lợi nhuận đạt đƣợc không cao, trong khi các thành phần khác đạt tỷ lệ lợi nhuận thu đƣợc cao hơn, nhất là ngƣời bán lẻ có tỷ lệ lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị. Đây là sự bất hợp lý trong sản xuất rau nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung trong nhiều năm qua và hiện nay, nên không khuyến khích sản xuất rau an toàn phát triển, đây là nguyên nhân chính không thể mở rộng sản xuất RAT nhƣ kế hoạch đề ra, mặc dù thành phố Đà Nẵng đã có nhiều quyết tâm đầu tƣ hỗ trợ để giải quyết nguồn rau an toàn cho thành phố nhằm giảm thị phần nhập từ bên ngoài, tuy nhiên không giải quyết đƣợc phân chia lợi ích một cách hợp lý do ngành hàng rau mang lại giữa ngƣời nông dân và các thành phần tham chuỗi giá trị, ngƣời nông dân hƣởng lợi rất ít trong việc tạo ra giá trị của chuỗi.

bình quân 19.000 đồng, thì tạo ra giá trị gia tăng khoảng 14.919 đồng, chiếm tỷ lệ 78,52%, hay nói cách ngành hàng rau là ngành hàng tạo ra giá trị gia tăng (cho xã hội) lớn, chiếm đến 78,52% giá trị sản phẩm, chỉ tốn 21,48% chi phí vật chất. Chỉ số này cho thấy hiệu quả về mặt xã hội hội rất lớn đối với ngành hàng sản xuất, tiêu thụ rau. (Kênh phân phối truyền thống sử dụng nguồn nhân công trong việc vận chuyển, chi phí buôn bán tại các chợ với chi phí mặt bằng thấp)

Mô hình 2: Hộ Nông dân – Hợp tác xã thu mua bán sĩ – Doanh nghiệp bán lẻ (Hộ nông dân bán sản phẩm cho HTX để bán sĩ cho Doanh nghiệp bán lẻ)

Qua điều tra chuỗi giá trị của mô hình 2 tại vùng trồng rau Túy loan trong tháng 12/2016 cho kết quả về lợi nhuận, giá trị gia tăng của thành phần tham gia liên kết chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm rau an toàn nhƣ sau

Bảng 2.10. Lợi nhuận và GTGT các thành phần tham gia chuỗi liên kết nông dân – HTX – doanh nghiệp tiêu thụ

Chỉ tiêu

Lợi nhuận (đồng/kg)

Giá trị gia tăng (đồng/kg) Tổng số % Tổng số % Tổng số 10.200 100 18.141 100 - Nông dân 2.192 21,49 6.272 34,57 - HTX 2.834 27,78 3.784 20,86 -Doanh nghiệp 5.174 50,73 8.085 44,57

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua số liệu trên cho thấy:

- Xét về mặt lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản phẩm rau tạo ra, thì ngƣời trồng rau chỉ đƣợc hƣởng khoảng 21,49%, còn lại HTX hƣởng 27,78% và

nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung tƣơng tƣ nhƣ đã phân tích ở mô hình 1.

Xét về mặt giá trị gia tăng (tăng thêm), cứ mỗi kg sản phẩm RAT có giá bình quân bán đến ngƣời tiêu dùng 25.000 đồng, thì tạo ra giá trị gia tăng khoảng 18.000 đồng, chiếm tỷ lệ 72%, hay nói cách ngành hàng rau là ngành hàng tạo ra giá trị gia tăng (cho xã hội) lớn chiếm đến 72% giá trị sản phẩm, chỉ tốn 28% chi phí vật chất. Chỉ số này cũng cho thấy hiệu quả về mặt xã hội hội rất lớn đối với ngành hàng sản xuất, tiêu thụ rau.

Nhận xét mô hình 2

+ Với tập quán sản xuất của nông dân không sản xuất theo kế hoạch của HTX, sản xuất tự do nên sản phẩm rau an toàn của vùng sản xuất lúc thì nhiều, lúc thì ít, lúc có, lúc không, nên sản lƣợng không ổn định để cung cấp cho Doanh nghiệp phân phối. Thực tế từ năm 2011 đên 2016, đã có trên 10 doanh nghiệp, cơ sở bếp ăn tập thể đến ký hợp đồng tiêu thụ rau an toàn của HTX rau Túy Loan theo đơn hàng (chủng loại, số lƣợng, thời gian cung cấp hằng ngày) nhƣng đều không thực hiện đƣợc hợp đồng, do phía nông dân sản xuất không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên trở lại bán cho ngƣời thu gom là chủ yếu.

+ Với mối liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ theo mô hình 1, thì ngƣời sản xuất tuy có lợi nhuận thấp hơn, nhƣng tâm lý ngƣời dân muốn thanh toán ngay sau khi mua hàng, trong khi đó thông qua HTX tiêu thụ thi thanh toán chậm 2-3 ngày, nên ngƣời nông dân không mặn mà với HTX thu mua. Mặt khác giá mua của HTX cao hơn không nhiều so với ngƣời thu gom mua, chỉ tăng khoảng 5% không có ý nghĩa nhiều.

+ Vùng rau Túy Loan nguyên trƣớc năm 2010 nông dân chỉ sản xuất Đậu phụng (vụ Đông xuân) và gieo mè (vụ Hè thu). Để phát triển sản xuất

hoạch, đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật và hƣớng dẫn nông dân liên kết hợp tác cùng sản xuất RAT, từ đó HTX rau an toàn Túy Loan hình thành ban đầu 10 thành viên, nay đƣợc 40 thành viên.

Những năm đầu hình thành HTX (2010-2013), hoạt động của HTX chủ yếu hƣớng dẫn kỹ thuật, kết nối với các cơ quan dịch vụ nông nghiệp để hỗ trợ nông dân sản xuất RAT và từng bƣớc kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ RAT cho nông dân.

Đến năm 2016, HTX đã liên kết với một số doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm RAT cho nông dân, có 2 đơn vị liên kết tiêu thụ tƣơng đối ổn định là Liên hiệp HTX Liên Thành và Công ty TNHH Nhất Anh, song khối lƣợng hàng hóa bình quân mỗi ngày khoảng 150kg, so với khối lƣợng rau an toàn sản xuất mới đạt tỷ lệ khoảng 10%, còn lại 90 % nông dân bán cho ngƣời thu gom.

Với mô hình này tuy có ƣu điểm là xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn từ nơi sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng (kênh phân phối phân biệt riêng sản phẩm an toàn). Tuy nhiên mô hình này chƣa phát triển để tiêu thụ hết sản phẩm rau an toàn sản xuất ra, do một số nguyên nhân sau:

-Giữa nông dân (xã viên của HTX) và HTX chƣa có liên kết chặt chẽ (liên kết ngang) trong khâu tổ chức sản xuất theo kế hoạch dựa trên các đơn đặt hàng của doanh nghiệp về sản phẩm cung cấp hàng ngày về chủng loại, số lƣợng, thời gian giao hàng.

- HTX chƣa đủ nhân lực để cung cấp các yếu tố đầu vào cho các thành viên (phân bón, thuốc BVTV) qua đó kiểm soát, quản lý đƣợc việc sử dụng vật tƣ của nông dân theo quy trình sản xuất rau an toàn.

- Về liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ theo mô hình 2 cũng chƣa phù hợp đối với HTX. Theo luật HTX năm 2012, HTX là tổ chức kinh tế của các thành

tế hộ, quan hệ giữa HTX với các thành viên là quan hệ hỗ trợ, khác với quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân là quan hệ kinh tế thị trƣờng, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, còn mục tiêu của HTX là giúp nông dân tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất (không tối đa hóa lợi nhuận cho HTX). Do đó, với mô hình chuỗi hiện nay, HTX tham gia đóng vai trò là 1 trung gian phân phối mua sản phẩm của nông dân bán lại cho doanh nghiệp để thu lợi nhuận 2.834 đồng/kg giống nhƣ doanh nghiệp là không phù hợp với bản chất của HTX, lẽ ra HTX chỉ đứng ra làm ngƣời đại diện cho nông dân để kết nối doanh nghiệp trong việc bán hộ sản phẩm và hƣởng phí dịch vụ.

Chính HTX hoạt động không đúng bản chất của HTX, nên tình trạng hiện nay HTX không thu hút đƣợc nông dân đóng góp HTX và nông dân không quan tâm đến HTX.

-Về phần doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị, xét thấy chƣa có hƣớng đầu tƣ chiến lƣợc kinh doanh RAT, không có những hoạt động hỗ trợ cần thiết thông qua việc chía sẻ lợi ích từ nguồn lợi nhuận thu đƣợc. Mặt khác, giá mua RAT của nông dân thƣờng không cao so với giá rau thông thƣờng trong đàm phán ký kết hợp đồng, để thu lợi nhuận cao, thực tế lợi nhuận tạo ra trong chuỗi giá trị RAT thì doanh nghiệp hƣởng lợi khoảng 51%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)