7. Tổng quan tài liệu
1.5.3. Liên kết dọc trong chuỗi giá trị hàng nông sản
a. Khái niệm
Liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (vd: Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm) . Liên kết dọc là cách tập trung nguồn lực từ các lĩnh vực khác nhau, nhƣ liên kết giữa nhà sản xuất, đơn vị bảo quản, nhà chế biến cà phê trong ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê; liên kết giữa các đơn vị sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y, phân phối trong ngành chăn nuôi… Đây là liên kết giữa các khâu, các công đoạn trong quá trình đƣa sản phẩm từ sản xuất đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Những ngƣời tham gia chuỗi sẽ bầu ra đại diện cho các khâu tổ chức sản xuất, tổ chức thu mua, chế biến, tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua đại diện của mình, những nhóm chuyên sản xuất, hay tiêu thụ sẽ gắn kết thành mắt xích của một dây chuyền. Đẩy mạnh chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá sẽ tạo điều kiện để ngƣời nông dân đầu tƣ phát triển công nghệ, kỹ thuật.b. Các hình thức liên kết dọc
Có ba hình thức cơ bản của liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản nhƣ sau:
* Hình thức liên kết ở mức thấp
Đây là liên kết giữa ngƣời sản xuất – nhà chế biến – Nhà bán lẻ dƣới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn. Hình thức liên kết này cũng không bảo đảm chất lƣợng sản phẩm và an toàn thực phẩm vì không bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ giao dịch.
* Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng:
Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa sản xuất theo hợp đồng là “thoả thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả đã được định trước”
đƣa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản qua việc phân bổ thật rõ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết định. Nhƣ vậy, bản chất của sản xuất theo hợp đồng hoàn toàn khác với hình thức giao ngay mang tính truyền thống (đó là mua bán trực tiếp hoặc thông qua các chợ) hoặc giao dịch giao sau (đó là mua, bán nông sản thông qua Sở giao dịch hàng hóa). Điểm khác biệt về bản chất của ba hình thức giao dịch này chính là cơ chế hình thành giá. Đối với giao dịch giao ngay, giá thỏa thuận trên hợp đồng phản ánh cung cầu thị trƣờng hiện tại; đối với giao dịch giao sau, giá cả phản ánh cung cầu thị trƣờng tƣơng lai; đối với sản xuất theo hợp đồng, giá cả phản ánh lợi ích, rủi ro và quyền quyết định của ngƣời mua và ngƣời bán. Điều này có nghĩa là, giá đã đƣợc thỏa thuận phải đảm bảo ngƣời bán thu đƣợc lợi ích nhất định và ngƣời mua có thể mua hàng với mức giá có thể chấp nhận đƣợc; cho dù vào thời điểm giao hàng, giá thị trƣờng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thỏa thuận. Eaton và Shepherd (2001) đã chia các hình thức sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp thành 5 mô hình, đó là: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian.
Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản ký giữa các doanh nghiệp với ngƣời SX theo các hình thức
Ứng trƣớc vốn, vật tƣ , hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa
Bán vật tƣ mua lại nông sản hàng hóa
Liên kết sản xuất: hộ nông dân đƣợc sử dụng giá trị QSD đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân đƣợc sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê bán lại nông sản cho doanh nghiệp. tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
* Mô hình sản xuất – chế biến – bán lẻ mang tính tổng hợp.
Mô hình này là mô hình thể hiện sự hội tụ tất cả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến và bán lẻ sản phẩm trong phạm vi của một doanh nghiệp, thậm chí cả hoạt động sản xuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Mô hình này cho phép doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng sản phẩm và thu đƣợc toàn bộ lợi nhuận ở tất các các công đoạn sản xuất – chế biến và thƣơng mại hóa sản phẩm, đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro về nguồn nguyên liệu và chủ động đƣợc thị trƣờng đầu ra.
c. Ưu điểm của liên kết theo chiều dọc
- Giảm chi phí chuỗi
- Có đƣợc tiếng nói chung của những ngƣời trong chuỗi, hợp đồng bao tiêu sản phẩm đƣợc bảo vệ bởi luật pháp Nhà nƣớc
- Kết hợp đƣợc ƣu thế và sở trƣờng của các nhân tố tham gia trong chuỗi liên kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau, làm cho chuỗi liên kết trở nên linh hoạt và năng động hơn.
- Tất cả các thông tin thị trƣờng đều đƣợc các tác nhân biết đƣợc để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
-Chia sẻ đƣợc trách nhiệm, rủi ro và quyền lợi, cũng nhƣ đảm bảo lợi ích của các nhân tố tham gia trong chuỗi.
-Nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm và năng lực cung ứng, tăng cƣờng hiệu quả tiếp thị đến các nhà thu mua, các nhà phân phối.
-Tạo sự an tâm cho các nhà phân phối cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng do có thể truy xuất đƣợc nguồn gốc sản phẩm.
d. Nhược điểm của liên kết theo chiều dọc
- Việc phân chia quyền lợi, rủi ro và trách nhiệm giữa các thành viên trong chuỗi liên kết chƣa đƣợc phân định rõ ràng theo công sức đóng góp cũng nhƣ mức độ rủi ro.
- Vẫn còn tình trạng thiếu tin tƣởng lẫn nhau giữa các thành viên dẫn đến sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi chƣa đƣợc chặt chẽ.
- Hệ thống và công nghệ kiểm soát tính an toàn cũng nhƣ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trách nhiệm của từng khâu, công đoạn hoặc các thành viên trong chuỗi còn hạn chế. Trong thực tế hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện.
- Trong khi các trang trại cá nhân đang thu nhỏ lại, xu hƣớng chính trong lĩnh vực sản xuất là phát triển các hợp tác xã, các liên kết hợp tác giữa sản xuất và tiếp thị, phân phối. Theo hợp đồng với các nhà chế biến, xuất khẩu hoặc các nhà cung cấp, nông dân thƣờng đƣợc bảo đảm về đầu ra, về thị trƣờng tiêu thụ, nhƣng họ cũng phải cải thiện quản lý chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, và kiểm soát chi phí.
- Các chuỗi tiếp thị truyền thống cần nhiều công đoạn và nhân lực, trong khi xu hƣớng hiện đại theo hƣớng đơn giản hóa, ít bƣớc hơn, cải tiến trong vận tải, hậu cần, và xử lý chuỗi.
e. Các tăng cường, thúc đẩy liên kết dọc
Có nhiều hình thức để thúc đẩy liên kết dọc, ví dụ nhƣ:
Khuyến khích các tác nhân chuỗi tham gia vào các hội chợ thƣơng mại và tổ chức triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi
Tổ chức các cuộc họp/ hội thảo giữa ngƣời bán và ngƣời mua, đi thăm các nhà mua/ bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh
Xây dựng các website giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm ngƣời mua và ngƣời bán tiềm năng
f. Các phương pháp đánh giá chuỗi liên kết dọc
Để tạo ra giá trị và khai thác giá trị, cần xác định rõ các nội dung sau:
Sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang kinh doanh là gì?
Sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty muốn kinh doanh là gì?
Qui trình và phƣơng pháp triển khai việc lƣu chuyển sản phẩm hàng hóa từ khâu này đến khâu khác nhƣ thế nào?
Giá trị đƣợc tạo ra và đƣợc khai thác nhƣ thế nào trong việc kinh doanh đó?
Giá trị tạo ra sẽ đƣợc khai thác nhƣ thế nào trong tƣơng lai?
Giá trị đó đƣợc tạo ra ở đâu trong chuỗi giá trị? Ở đâu trong các lĩnh vực kế cận? Ở đâu vể mặt địa lý? Ai thực hiện? Ai tạo ra giá trị đó? Sau đó ai khai thác giá trị đó? Bạn, khách hàng của bạn, nhà cung ứng, đối tác hay đối thủ cạnh tranh?
Có ba tiêu chí tiếp cận khi đánh giá chuỗi liên kết dọc:
+ Cách tiếp cận thứ nhất là tối ưu hoá quá trình hoạt động và sản xuất.
Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định lƣợng đo lƣờng về hiệu quả kỹ thuật cũng nhƣ các chỉ tiêu dựa trên chi phí và các chỉ số định tính nhƣ mức độ thoả mãn cũng nhƣ sự phản hồi của khách hàng.
+ Cách tiếp cận thứ hai khi xem xét chuỗi liên kết dọc là việc giảm chi phí giao dịch.
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí giao dịch, đó là các hành vi có tính chất cơ hội của các bên tham gia giao dịch. Vì vậy, để tăng hiệu quả giao dịch cần phải xây dựng các hợp đồng có tính chất kích thích các bên tham gia, đảm bảo liên kết đƣợc mục tiêu của các bên tham gia đồng thời loại bỏ đƣợc những hành vi có tính chất cơ hội. Việc tổ chức các
chuỗi liên kết dọc theo một cấu trúc hiệu quà (dƣới các dạng khác nhau từ mối liên hệ thị trƣờng hoàn toàn cho đến liên kết chặt chẽ theo cấp bậc trật tự chặt chẽ, rõ ràng) sẽ giảm đáng kể chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết dọc.
+ Cách tiếp cận thứ ba dựa vào khả năng kiểm soát được lợi ích của các cá nhân và tổ chức trong chuỗi liên kết dọc
Xuất phát từ cách tiếp cận này là do trong một số trƣờng hợp các nhà phát minh các công cụ tạo ra sản phẩm mới nhƣng không nhận đƣợc thu nhập xứng đáng với phát mình đó. Các đối thủ cạnh tranh hay những cá nhân và tổ chức nằm ở trƣớc hay sau trong dây chuyền cung ứng có thể có lợi từ phát minh đó khi các phát minh đó dễ bị bắt chƣớc hoặc khi hệ thống đảm bảo bản quyền có hiệu lực thấp, hoặc khi phát minh đó cần có sản phẩm bổ sung. Chẳng hạn nhƣ một giống cây mới rất dễ bị sao chép lại đơn giản bằng việc trồng giống cây đó. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, chuỗi cung ứng hiệu quả là phải đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời có phát minh.
Một số nghiên cứu gần đây về hiệu quả chuỗi cung ứng đã đề nghị các chỉ tiêu nhƣ: khả năng ổn định giá cả sản phẩm; thời gian từ lúc đƣợc báo giao hàng cho đến khi giao hàng ; chất lƣợng và quản lý chất lƣợng sản phẩm trong chuỗi.. Ngoài ra việc liên kết trong chuỗi thể hiện chủ yếu ở khâu chia sẻ thông tin và phân phối chi phí, lợi nhuận giữa các thành viên trong chuỗi đƣợc xem là động lực chính để phát triển chuỗi.
g. Đo lường hiệu quả của chuỗi liên kết dọc
Hiệu quả của chuỗi đƣợc thể hiện qua các tiêu chí chọn lựa sau:
Tiêu chí 1: Đánh giá dựa trên nhu cầu liên kết và mức độ liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi liên kết, nhu cầu liên kết giữa các thành viên trong chuỗi càng bức thiết, càng rõ ràng, cùng chung mục tiêu thì mức độ gắn kết trong chuỗi càng cao. Mức độ liên kết giữa các thành phần trong chuỗi: Có
nhiều hình thức liên kết với mức chặt chẽ từ thấp đến cao . Ngoài ra mức độ liên kết còn đƣợc đánh giá dựa theo phạm vi của liên kết, thời gian liên kết, quy mô hoạt động của các chủ thể trong chuỗi liên kết, sản lƣợng tạo ra đƣợc, số lƣợt phá vỡ hợp đồng….
Dù trong hình thức nào, việc liên kết đều đƣợc đánh giá qua sự trao đổi thông tin về thị trƣờng; xác định giá mua; cách thức giao nhận sản phẩm và thanh toán tiền cũng nhƣ việc chia sẻ rủi ro trong kinh doanh.
Tiêu chí 2: Tiêu chuẩn sản phẩm và việc quản lý chất lƣợng trong chuỗi: Tiêu chuẩn sản phẩm là thƣớc đo chất lƣợng mà một chuỗi cung ứng có thể cung cấp cho thị trƣờng. Trong nông nghiệp, việc tuân theo tiêu chuẩn là động lực khiến các nhà sản xuất-chế biến chọn lựa một qui trình phù hợp với các mức đầu tƣ khác nhau tùy theo tiêu chuẩn đặt ra.
Tiêu chí 3: Chi phí thời gian và hao hụt sản phẩm: Thể hiện trình độ quản lý chuỗi để thỏa mãn khách hàng với chất lƣợng cao và ít tác động xấu đến môi trƣờng.
Tiêu chí 4: Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là tổng hợp các chi phí nhƣ: chi phí nhân công, chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Đƣợc thể hiện bằng cách so sánh các kết quả sản xuất đạt đƣợc với chi phí lao động và các loại chi phí vật chất bỏ ra trong quá trình sản xuất. Khi xác định hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp cần phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất và các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.
Cách tính chi phí, lợi nhuận: tính chi phí và lợi nhuận thu đƣợc của các thành phần trong chuỗi trên 1 đơn vị sản phẩm.
- Sản lƣợng: Là lƣợng sản phẩm thu hoạch hay sản xuất ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Giá bán: Là giá đầu ra của sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng sẵn lòng trả khi mua hàng hoá hay một loại dịch vụ nào đó trên thị trƣờng.
Tổng chi phí = giá vốn + chi phí Marketing (toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động của những đơn vị thu mua nhƣ vận chuyển, bốc vác, thuế, đóng gói sản phẩm và chi phí hao hụt sản phẩm).
Biên tế Marketing (là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua) = chi phí Marketing + lợi nhuận của ngƣời phân phối.
Doanh thu: Doanh thu = Giá bán * Tổng sản lƣợng thu hoạch. - Thu nhập
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất (bao gồm: chi phí đầu vào + chi phí lao động).
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động (do đặc thù sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, không thuê lao động bên ngoài và ngƣời nông dân lấy công làm thu nhập)
Các chỉ tiêu xác định hiệu quả
Tỷ suất thu nhập trên chi phí.Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng chi phí sản xuất ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập.
Tỷ suất thu nhập trên chi phí = Thu nhập/ Chi phí sản xuất
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh: một đồng chi phí sản xuất ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận/ Chi phí sản xuất
Tỷ suất doanh thu trên chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh: doanh thu chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng chi phí sản xuất.
Tỷ suất doanh thu trên chi phí = Doanh thu / Chi phí sản xuất
Thông qua các chỉ tiêu nêu trên, không chỉ đánh giá về mặt hiệu quả của các thành phần trong chuỗi giá trị mà còn thể hiện vị thế tài chính của ngƣời tham gia này so với ngƣời tham gia khác trong chuỗi giá trị từ đó giúp cho các nhà phân tích thấy rõ ràng về điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến chi phí, lợi nhuận của từng thành viên trong chuỗi giá trị.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chuỗi giá trị là mô hình thể hiện một chuỗi các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động này.