7. Tổng quan tài liệu
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP.Đà Nẵng
a. Một số vấn đề về rau an toàn
Khái niệm rau an toàn
- Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau tƣơi (bao gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm....) đƣợc sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dƣ về vi sinh vật, hóa chất độc hại dƣới mức giới hạn tối đa cho phép (đƣợc quy định cụ thể tại quyết định số 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 01 năm 2007 Ban hành “Quy định về quản trị sản xuất và chứng nhận RAT” của bộ trƣởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Bảng 2.4 . So sánh sản xuất rau an toàn và rau thường
TT Tiêu chí Rau an toàn Rau thƣờng
1 Khu vực sản xuất Ngoài trời hoặc nhà lƣới Ngoài trời 2 Nƣớc tƣới Giếng khoan Sông, kênh 3 Phân bón Phân ủ, phân vi sinh, phân
hóa học lƣợng bón thấp
Sử dụng chủ yếu phân hóa học, lƣợng bón cao
4 Thuốc BVTV Số lần phun ít (2-3 lần/vụ), tuân thủ thời gian cách ly
Số lần phun nhiều (4-5 lần/vụ), không tuân thủ thời gian cách ly
5 Hình thức rau Màu nhạt, hình thức không đẹp Màu đậm, hình thức đẹp
Nguồn Trung tâm Khuyến ngư nông lâm (2015)2
]
Tiêu chuẩn VietGAP
- VietGAP (là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam (QĐ số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trƣởng bộ NNo và PTNT)là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hƣớng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo đảm an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
VietGAP đƣợc xây dựng thành 3 bộ tiêu chuẩn riêng cho 3 lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Những sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP có các lợi ích sau:
- An toàn: Vì dƣ lƣợng các chất gây độc (thuốc BVTV, phân bón,…) không vƣợt ngƣỡng cho phép đảm bảo sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng.
- Chất lƣợng cao (ngon, đẹp) nên giá cao hơn nhƣng vẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận.
- Các quy trình sản xuất theo GAP hƣớng hữu cơ sinh học nên môi trƣờng đƣợc bảo vệ và an toàn cho ngƣời lao động khi làm việc.
Quy trình sản xuất rau an toàn
Hiện nay có 3 quy trình sản xuất RAT thƣờng đƣợc thực hiện nhƣ:
-Sản xuất siêu sạch: Rau đƣợc sản xuất sử dụng các tiến bộ sinh học nhƣ phân bón vi sinh, thuốc vi sinh hoàn toàn không có hoá chất nông nghiệp. Giá thành của 1kg sản xuất theo kiểu này cao hơn rất nhiều so với 1kg rau cùng loại sản xuất theo kiểu thƣờng, mức độ chênh lệch này thƣờng từ 15-20 lần.
-Sản xuất theo kiểu công nghiệp: Rau đƣợc trồng trong nhà kính hay nhà lƣới, ngăn ảnh hƣởng của thời tiết đến việc sản xuất rau, giảm thiểu sâu bệnh. Tuy nhiên có một số loại không thích hợp trồng theo kiểu này.. Giá thành sản xuất theo kiểu này còn khá cao do chi phí đầu tƣ nhà kính, nhà lƣới.
- Sản xuất theo quy trình tổng hợp IPM (Intergrated pests mangement) là phƣơng pháp dịch hại tổng hợp. Quy trình này bao gồm tất cả các biện pháp canh tác, giống, biện pháp sinh học và thuốc hoá học với phƣơng châm hạn chế tối đa thuốc hoá học.Các vùng chuyên canh rau của thành phố Đà Nẵng hiện đang sản xuất theo quy trình này.
b. Tình hình sản xuất rau an toàn và tiêu thụ rau trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Tình hình sản xuất rau an toàn
Danh sách vùng rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT
Theo báo cáo của Sở NNo và PTNT, thành phố có 1650 ha sản xuất rau với sản lƣợng 25.000 tấn/ năm. Hoạt động sản xuất chủ yếu tập trung tại Hòa Vang. Để cung cấp rau an toàn cho thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đã quy hoạch, đầu tƣ 5 vùng chuyên canh rau với quy mô hơn 80 ha trong đó có hơn 13 ha đạt chuẩn VietGAP với tổng vốn đầu tƣ gần 90 tỷ ( dự án Qseap) và đƣa vào sản xuất khoảng 30 ha, hằng năm gieo trồng khoảng 100-120 ha với các loại rau: Cải xanh, cải ngọt, xà lách, rau muống, đậu cô ve, mùng tơi, dƣa leo, khổ qua, cà tím…. Tuy nhiên cho tới nay số diện tích thực hiện sản xuất chỉ đạt khoảng 40ha với 220 hộ dân, chiếm 27% so với kế hoạch là 794 hộ.
Bảng 2.5. Danh sách vùng rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT TT Địa điểm Diện tích quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng (ha) Diện tích sản xuất hiện nay
(ha)
Trong đó diện tích đã Chứng
nhận VietGAP (ha)
1 Phƣờng Hòa Thọ Đông - Vùng rau La Hƣờng 12 (115 hộ) 7,0 (65 hộ) 5,0 (17 hộ) 2
Xã Hòa Tiến Vùng rau Cẩm Nê 15,70 (137 hộ) 9,5 (47 hộ) 0,725 (11 hộ) Vùng rau Yến Nê
3
Xã Hòa Khƣơng
Vùng rau Phú Sơn 2,3 10,50 (135 hộ) 2,0 (14 hộ) Vùng rau Phú Sơn Nam 10,0 (128 hộ) 8,0 (11 hộ) Vùng rau Cánh đồng 19/8 7,40 (26 hộ) 3,5 (02 hộ)
4 Xã Hòa Phong - Vùng rau Túy Loan Tây 20,00 (117 hộ) 8,0 (57 hộ) 8,0 (57 hộ) 5 Xã Hòa Nhơn - Vùng rau Thạch Nham Tây 9,00 (162 hộ) 2,0 (24 hộ)
Qua thực tiễn sản xuất ở các vùng rau của thành phố Đà Nẵng cho thấy rau đƣợc trồng quanh năm, song vụ trồng chính vẫn là vụ Đông xuân. Thời vụ trồng rau đƣợc phân thành ba vụ chính nhƣ sau:
* Vụ Đông: Thời vụ trồng từ tháng 10 đến tháng 12, khoảng thời gian này trùng với mùa mƣa lụt. Do mƣa sản xuất rau bị hƣ hỏng nên việc trồng rau ở vụ này không đáng kể, đến nay chƣa có biện pháp kỹ thuật sản xuất rau trong mùa mƣa.
* Vụ Đông xuân: Gieo trồng kể từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, các loại rau trồng ở vụ này, gồm:
- Nhóm rau ăn lá phổ biến: Cải các loại, xà lách, tầng ô, các loại đậu côve, đậu đũa.
- Nhóm rau ăn quả đƣợc trồng phổ biến: Bí xanh, bí đỏ, khổ qua, bầu, cà chua, ớt, dƣa chuột, dƣa gang,...
- Nhóm rau gia vị: Hành, tỏi, ngò,...
* Vụ Hè thu: Gieo trồng từ tháng 4 đến tháng 9, trồng phổ biến: - Nhóm rau ăn lá: Cải các loại, rau muống, tầng ô, rau dền... - Nhóm rau ăn quả: Dƣa các loại, mƣớp, khổ qua, bí xanh,...
- Nhóm rau gia vị: Hành, các nhóm rau thơm
Năng suất và sản lượng rau + Vùng rau La Hƣờng quận Cẩm Lệ:
Sản phẩm chủ lực là các loại rau ăn lá (cải, rau muống, rau dền), ớt xanh, mƣớp hƣơng; Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu vào dịp Tết sản xuất thêm các loại cây trồng: sup lơ, su hào, xà lách.
Sản lƣợng trung bình 1 tấn/ngày. Trong đó, 10% cung cấp cho cửa hàng mini (cửa hàng 184 Hoàng Diệu, An Phú 78 Nguyễn Chí Thanh, HTX
thƣơng đến tận vùng rau để mua.
+ Các vùng rau trên địa bàn huyện Hòa Vang: Chủng loại rau ăn quả (dƣa leo, bí đao, khổ qua, bầu, đậu bắp, ớt), rau ăn lá (cải các loại, mồng tơi, rau muống, dền) ( Diện tích sản xuất rau ăn quả: Hòa Phong 30%, Hòa Khƣơng 100%, Hòa Tiến 50%, Hòa Nhơn 50%).
Diện tích sản xuất rau ăn quả: 22 ha; rau ăn lá: 11 ha (rau ăn quả 3 vụ/năm, NSBQ 30 tạ/ha; rau ăn lá: 6 vụ/năm, NSBQ 14 tạ/ha; trong năm vào các tháng 10,11 không sản xuất do ảnh hƣởng của mƣa bão).
NSBQ: 22 tấn/ha, sản lƣợng: 2.900 tấn/năm.
Tiêu thụ: 10% Hợp tác xã kết nối cung cấp cho các cửa hàng, trƣờng học (trƣờng Skyline, cửa hàng Ăn ngon Đống Đa, cửa hàng 126 Phùng Chí Kiên, Câu lạc bộ rau Hòa Vang), 80 % còn lại các tiểu thƣơng chợ đầu mối lên tận nơi thu mua và nông dân tự bán3
.
Tình hình tiêu thụ rau trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng hiện có số dân khoảng 1 triệu ngƣời và thƣờng xuyên có khoảng 50 ngàn lao động, học sinh sinh viên ngoại tỉnh cƣ trú và khách du lịch hằng năm đến Đà Nẵng khoảng 400-500 ngàn ngƣời. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho khoảng trên 1 triệu ngƣời, thị trƣờng Đà Nẵng hằng năm tiêu thụ lƣợng rau, quả khá lớn. Hầu hết các loại rau đều không có nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ (trừ rau Trà Quế - Hội An và một số thƣơng hiệu rau của Đà Lạt). Đối với thị trƣờng rau an toàn, có thể thấy, hai nhà cung cấp rau an toàn lớn nhất trên địa bàn thành phố là rau Đà Lạt và rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam). Thành phố Đà Nẵng mỗi ngày tiêu thụ khoảng 178 tấn rau tƣơi các loại trong đó lƣợng rau do thành phố tự sản xuất chiếm từ 5 -8% còn lại nhập từ ngoại tỉnh.
trong thành phố khoảng 9.000 tấn, nhập từ các tỉnh và nhập khẩu khoảng 131.000 tấn, gồm 56.000 tấn rau và 76.000 tấn quả4
trong đó:
- Về rau các loại năm 2015 nhập vào Đà Nẵng 56.000 tấn (gồm: rau ăn lá 11.000 tấn, rau ăn quả 22.000 tấn và rau ăn củ các loại 22.500 tấn), đƣợc nhập từ các nguồn:
+ Nguồn trong nƣớc, có 6 tỉnh cung cấp 54.000 tấn chiếm 96,4%. Trong đó: Đà Lạt chiếm tỷ trọng 18%; Gia Lai chiếm 28%, Hà Nội 24%; Quảng Nam 14%; Tiền Giang 14% và Nghệ An 3%;
+ Nguồn nhập khẩu: 2.250 tấn, chiếm 3,6% (từ Trung Quốc).
Nhƣ vậy, nguồn hàng thực phẩm rau, quả cung cấp cho ngƣời tiêu dùng thành phố Đà Nẵng chủ yếu nhập từ ngoài tỉnh với số lƣợng rất lớn, do vậy việc kiểm soát ATTP rau, quả tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng do các tỉnh cung cấp và nhập khẩu là nhiệm vụ hết sức cấp bách của ngành Nông nghiệp, Công Thƣơng và UBND các cấp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
d. Đánh giá hoạt động sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Tình hình thực hiện VietGAP và vệ sinh an toàn thực phẩm
Tình hình thực hiện VietGAP
Trong quá trình tiến lên nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, việc áp dụng VietGAP là tất yếu để tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhƣng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sản xuất của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ khiến việc áp dụng quy trình này chƣa rộng rãi, mới dừng lại ở các mô hình.
Trung tâm Khuyến ngƣ nông lâm Đà Nẵng đã triển khai mô hình Sản xuất cải xanh và cải ăn lá các loại trên 50 ha thuộc quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang; trong đó, Hòa Vang gồm hai vùng rau: Yến Nê thuộc xã Hòa Tiến với diện tích 5 ha và Túy Loan, An Tân thuộc xã Hòa Phong với diện tích 15 ha. Quá trình thử nghiệm mô hình cũng cho thấy nhiều tồn tại: Thứ nhất, lao động tham gia trồng trọt phần lớn là lớn tuổi, không có lao động thay thế dẫn đến khâu chăm sóc, tiêu thụ không đảm bảo từ đó số hộ sản xuất rau có xu thế giảm dần. Thứ hai, do chƣa sử dụng lƣới che chắn đồng bộ nên không khắc phục đƣợc diễn biến xấu của thời tiết, hƣ hại cây con không có cây giống để cấy Quá trình canh tác lâu năm trên chân đất làm giảm độ màu mỡ, tăng mầm bệnh làm giảm năng suất và chất lƣợng sản phẩm, nhất là ở vùng rau Túy Loan - Hòa Phong.
Tóm lại, chủ trƣơng hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn đã đƣợc nhà nƣớc các cấp đề ra và ƣu tiên quan tâm đến. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn cũng đã đƣợc các sở ban ngành và các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn nhiều lần trong những năm qua. Cùng với sự phù hợp của xu hƣớng cũng nhƣ nhu cầu về rau an toàn gia tăng, góp phần tạo nên sự cần thiết, tính quan trọng của yêu cầu phát triển đƣợc chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tình hình thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Chủ trƣơng của Sở Nông nghiệp và PTNT Đà Nẵng là định hƣớng cho bà con nông dân sản xuất rau theo hƣớng hữu cơ, sử dụng nhiều phân bón có nguồn gốc sinh học để cải tạo đất theo hƣớng bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nâng cao chất lƣợng, giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Đây là hƣớng đi bền vững cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng tại Đà Nẵng.
ngành nông nghiệp quản lý về điều kiện ATTP) theo thống kê (chƣa đầy đủ) thuộc đối tƣợng của Thông tƣ 45/2014/BNNPTNT đến 31/12/2016, có 11 cơ sở, trong đó:
- 01 Chợ đầu mối.
- 08 Công ty kinh doanh rau quả và 2 cửa hàng chuyên kinh doanh rau quả.
Kết quả kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, có 8/10 cơ sở đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
Kết quả giám sát ô nhiễm sinh học, tồn dƣ hóa chất:
-Đối với các vùng sản xuất rau trên địa bàn thành phố, năm 2016 lấy 24 mẫu gửi phòng kiểm nghiệm (11 mẫu dƣa leo, 13 mẫu đậu đũa) để kiểm tra chỉ tiêu hóa chất bảo vệ thực vật (Chlorothalonil, Cypermethrin, Deltamethrin, Imidacloprid, Metalaxyl, Permethrin). Kết quả, không phát hiện hóa chất tồn dƣ trong sản phẩm.
- Đối với chợ Đầu mối Hoà Cƣờng:
+ Phân tích tại phòng kiểm nghiệm: Năm 2016 (Chi Cục QLCL NLTS) đã lấy 88 mẫu rau, quả tại Chợ Đầu mối Hòa Cƣờng để kiểm tra ô nhiễm sinh học và hóa chất tồn dƣ. Qua kết quả phân tích có 8 mẫu phát hiện dƣ lƣợng một số hoạt chất thuốc BVTV vƣợt quá mức giới hạn cho phép theo quy định tại QĐ số 46/QĐ-BYT của Bộ Y Tế.
+ Kiểm tra test nhanh: Trong 6 tháng đầu năm 2016 (Chi cục QLCL) đã tiến hành lấy 700 mẫu rau, quả, kiểm tra tồn dƣ thuốc BVTV bằng phƣơng pháp test nhanh. Kết quả phân tích có 3 mẫu rau, quả có nhiễm thuốc BVTV.
Những kết quả đạt được
- Bƣớc đầu đã hình thành một số vùng sản xuất rau đồng bộ về cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nƣớc, nhà lƣới, nhà sơ chế…) đảm bảo để sản xuất rau
kiện thuận lợi cho bà con khi tham gia sản xuất đồng thời cũng thuận lợi trong công tác chỉ đạo, quản lý sản xuất rau an toàn của các cấp chính quyền.
- Công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức VSATTP, sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đƣợc chuyển giao cho nông dân, giúp nông dân nâng cao đƣợc ý thức và thực hiện đúng các quy định về sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng quy định.
- Công tác giám sát ô nhiễm sinh học, hóa chất tồn dƣ đƣợc chú trọng thƣờng xuyên.
Những tồn tại
- Sản phẩm rau an toàn đƣa ra thị trƣờng chƣa đƣợc nhận diện, ngƣời tiêu dùng không nhận diện đƣợc đâu là rau an toàn, rau sản xuất đúng theo tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn và rau không an toàn buôn bán lẫn lộn nên chƣa tạo niềm tin về rau an toàn cho ngƣời tiêu dùng.
- Tập quán và thói quen của đại đa số các hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ không có tính chuyên nghiệp, ngại đầu tƣ; điều kiện thời tiết vùng Miền Trung khắc nghiệt, nắng nóng và mƣa bão gây khó khăn cho sản xuất; phần lớn đất sản xuất là đất quỹ 1 đã giao quyền sử dụng đất cho nông dân nên khó vận động ngƣời dân dồn điền đổi thửa để tăng quy mô sản xuất rau của hộ nhằm hƣớng đến sản xuất rau chuyên nghiệp.
- Hiện nay các doanh nghiệp, cửa hàng phần lớn sử dụng rau ở các chợ lớn nhƣ chợ Đống Đa, chợ Đầu Mối với nguồn hàng từ Đà Lạt, Gia Lai và Quảng Nam với ƣu điểm là giá rẻ, mƣợt mà, mẫu mã đẹp, đa dạng sản phẩm, không cần nguồn gốc, không cần chất lƣợng. Trong khi đó, sản phẩm rau của các vùng rau do chi phối bởi điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng nên không đa dạng, có tính mùa vụ, giá thành cao, mẫu mã không đƣợc bắt mắt nên rất khó