Liên kết ngang trong chuỗi giá trị hàng nông sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 36 - 38)

7. Tổng quan tài liệu

1.5.2. Liên kết ngang trong chuỗi giá trị hàng nông sản

a. Khái niệm

Liên kết ngang là liên kết giữa các nhà cung ứng có các sản phẩm dịch vụ tƣơng đối giống nhau hay cùng ở trong một ngành, nhƣ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản; giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây... Về liên kết trong ngành nông nghiệp, liên kết theo chiều ngang là nhiều hộ cá thể hợp lại với nhau thành những tổ chức kinh tế hợp tác. Họ cùng nhau sản xuất với sự thống nhất về công nghệ, cách thức thu hoạch và chế biến... để trong cùng thời gian đƣa ra một loại sản phẩm đồng nhất với khối lƣợng đủ lớn, cung cấp đủ số lƣợng theo yêu cầu của ngƣời mua hàng. Thành viên nào vi phạm các quy định đó sẽ không đủ điều kiện để tham gia tiếp tục.

b. Ưu điểm của liên kết theo chiều ngang

Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có đƣợc thu nhập cao hơn từ những cải thiện trong tiếp cận thị trƣờng đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ. Vd: tổ chức mua vật tƣ đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm (1) mua vật tƣ với giá thấp nhờ mua số lƣợng lớn và trực tiếp từ ngƣời cung cấp, (2) tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm đƣợc chi phí vận chuyển nếu phải mua xa, (3) tiêu thụ qua tập thể Tổ có khả năng hợp đồng bán với số lƣợng lớn, đảm bảo uy tín và đỡ rủi ro.

Tóm lại, liên kết ngang mang lại các ƣu điểm nhƣ:

- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/ nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ.

- Tổ/ nhóm có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng và số lƣợng cho khách hàng. - Tổ/ nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.

- Tổ/ nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

c. Nhược điểm của liên kết theo chiều ngang

 Tạo ra sức ỳ cho chính các nhà cung cấp. Họ trở nên ít năng động hơn và vô cùng chậm chạp thay đổi mẫu mã, công nghệ.

 Các công ty đầu đàn của cuộc chơi phải dàn trải tài chính ra quá rộng nên thƣờng đuối sức.

 Giảm khả năng, động lực cạnh tranh và đổi mới của các bên.

 Hiệu quả chƣa đạt mức tối ƣu.

 Quá phụ thuộc vào nhau; kể cả khi không cần thiết.

d. Cách tăng cường, thúc đẩy liên kết ngang

Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: Thành lập và hoạt động tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Nhƣ thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững. Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành lập các Tổ hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ là một biện pháp có tác động tính cực trong việc phát triển bền vững Nông nghiệp, Nông thôn. Giống nhƣ các hình thức thúc đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang cũng nhằm để các hộ có cùng nhu cầu hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau.

- Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh và hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể.

- Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trƣờng cho ngƣời dân, chỉ ra rõ ràng các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ/ nhóm.

- Tổ chức các cuộc đối thoại với những ngƣời hiện đang sản xuất, kinh doanh (DN).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)