Tình hình ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 47 - 51)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.1. Tình hình ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng

- Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đà Nẵng là: 128.544 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của thành phố: 73.626 ha, chiếm 68,58% diện tích tự nhiên của toàn thành phố.

- Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp (đến 31/12/2015): Đất sản xuất nông nghiệp 69.970 ha, chiếm 54,46% diện tích tự nhiên. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 6.811 ha, chiếm 5,3%, đất lâm nghiệp 62.960 ha, chiếm 49%, đất nuôi trồng thủy sản 119 ha, chiếm 0,09%, đất nông nghiệp khác 80 ha, chiếm 0,06%.

- Tổng số đơn vị hành chính hiện có 56 xã, phƣờng, trong đó có 46 xã, phƣờng có sản xuất thủy sản nông lâm. Tổng số lao động trên lĩnh vực thủy sản nông lâm 39.900 ngƣời, chiếm 8,2% tổng lao động của toàn thành phố.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của thành phố

Bảng 2.1. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP thành phố

Cơ cấu ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

I. I.Nông nghiệp 3,00 3,22 2,96 2,92 2,56 2,3

II.Công nghiệp & xây dựng 40,3 40,22 37,53 36,14 36,34 36,19 III.Dịch vụ, thuế nhập khẩu 56,70 56,56 59,51 60,94 61,10 61,51

Trong 5 năm qua (2010-2015), công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thuế nhập khẩu là 2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP kinh tế của thành phố. Trong đó, nhóm ngành dịch vụ, thuế nhập khẩu chiếm hơn 50 % cơ cấu GDP và có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, là yếu tố đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng của TP. Đà Nẵng nói riêng cũng nhƣ cả nƣớc nói chung. Chính sự gia tăng nhanh chóng của ngành dịch vụ giúp thành phố trở thành một trong những trung tâm thƣơng mại lớn, giao dịch tài chính, tín dụng, giáo dục – đào tạo, y tế - cứu trợ xã hội khu vực Nam Trung Bộ.

Ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ trọng giảm dần. Năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm gần 7% tổng giá trị GDP sụt giảm xuống còn 3.0% tổng GDP thành phố vào năm 2010, đến năm 2015 nhóm ngành nông nghiệp còn chiếm 2.3% GDP thành phố. Điều này thể hiện xu hƣớng phát triển theo hƣớng dịch vụ, du lịch đƣa Đà Nẵng trở thành thành phố dịch vụ, du lịch, sự kiện. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhƣng ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của thành phố, đặc biệt trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Kinh tế thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế hiện tại đã thể hiện đƣợc xu hƣớng phát triển của thành phố trong tiến trình hội nhập, đồng thời phù hợp với tiến trình tự nhiên cũng nhƣ xã hội, khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có và với cơ cấu đó thành phố đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá hiện hành

Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá hiện hành

Năm Tổng số

Trong đó

Lƣơng thực Rau đậu Cây CN

hằng năm

Cây CN lâu năm, cây ăn quả 2010 433,663 277,784 85,397 38,981 27,230 2011 481,019 283,984 80,696 63,162 50,097 2012 379,932 229,988 51,098 42,734 36,688 2013 327,311 189,423 46,387 41,999 36,837 2014 378,461 214,921 55,116 35,785 44,814 2015 384,798 195,483 65,134 40,316 54,002 Cơ cấu (%) 2010 100 64.06 19.69 8.99 6.28 2011 100 59.04 16.78 13.13 10.41 2012 100 60.53 13.45 11.25 9.66 2013 100 57.87 14.17 12.83 11.25 2014 100 56.79 14.56 9.46 11.84 2015 100 50.8 16.93 10.48 14.03 (Nguồn: Sở NNo và PTNT TP. Đà Nẵng)

Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp Đà Nẵng chỉ chiếm dƣới 4% trong tổng sản phẩm xã hội của thành phố. Tuy vậy, ngành này đang có lực lƣợng lao động khá hùng hậu với khoảng 70.000 ngƣời và nhiều cơ quan, đơn vị chỉ đạo, điều hành, phục vụ sản xuất với hơn 500 công chức, viên chức và ngƣời lao động. Giá trị sản xuất trồng trọt có xu hƣớng giảm qua các năm từ 2010-2015, điều này đƣợc giải thích do sự sụt giảm diện tích gieo trồng đất nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng cây hằng năm

Bảng 2.3. Cơ cấu diện tích gieo trồng qua các năm

DT gieo trồng Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

DT (ha) Tỷ trọng (%) DT (ha) Tỷ trọng (%) DT (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích 12,212 100 8,967 100 8,753 100 Cây lƣơng thực 8,133 66.6 5,937 66.21 5824 66.54 Cây có bột 781 6.4 529 5.9 370 4.23 Cây thực phẩm 1,558 12.76 997 11.12 1150 13.14 a. Rau 1,284 10.51 871 9.71 1078 12.32 b. Đâu các loại 274 2.25 126 1.41 72 0.82 Cây CN hằng năm 1,412 11.56 1,245 13.88 1139 13.01 Cây hằng năm khác 328 2.68 259 2.89 270 3.08 (Nguồn: Sở NNo và PTNT TP. Đà Nẵng)

Có thể nói Đà Nẵng là địa phƣơng có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nƣớc. Chỉ trong vòng 15 năm, Đà Nẵng đã cho ra đời nhiều dự án, nhiều khu đô thị,

quá trình đô thị hóa đã diễn ra trên mọi mặt, từ chuyển biến cơ cấu kinh tế với xu hƣớng tăng công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ hàng hóa đến chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất quy hoạch đô thị.Từ năm 2000 đến nay, Đà Nẵng mất khoảng 4 nghìn ha đất nông nghiệp, nông thôn ngày càng thu nhỏ. Trong quy hoạch Đà Nẵng mới chỉ tập trung phát triển đô thị theo hƣớng đô thị hóa nông thôn mà chƣa chú trọng công tác quy hoạch các điểm dân cƣ nông thôn. Do đô thị hóa nên diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp và nông nghiệp sụt giảm dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2015.

Kinh tế tập thể, kinh tế trang trại

- Hợp tác xã: Hiện toàn thành phố có 48 hợp tác xã, trong đó có 21 HTX dịch vụ tổng hợp và 27 HTX chuyên ngành, gồm: trồng trọt 05 HTX, chăn nuôi 02 HTX, nuôi trồng thủy sản 02 HTX, kinh doanh, chế biến thủy sản 02 HTX, sản xuất, chế biến nấm 13 HTX, sản xuất giá đỗ 01 HTX, dịch vụ hậu cần nghề cá 02 HTX.

- Tổ hợp tác: Hiện có 171 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định 151 của Chính phủ, gồm: 57 THT nông nghiệp, 1 THT lâm nghiệp, 91 THT thủy sản, 11 THT thủy lợi và 11 tổ hợp tác khác: cơ giới hóa, ngành nghề nông thôn.

- Kinh tế trang trại: Năm 2011 có 201 trang trại, tuy nhiên theo tiêu chí quy định tại Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện có 25 trang trại. Phân theo loại hình trang trại: chăn nuôi 15 trang trại, trồng trọt 01 trang trại, nuôi trồng thủy sản 02 trang trại, lâm nghiệp 04 trang trại, tổng hợp 03 trang trại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP đà nẵng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)