7. Tổng quan tài liệu
3.1.1 Định hƣớng phát triển rau an toàn trên địa bàn TP.Đà Nẵng
Theo quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rau an toàn cần phải đƣợc tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo hƣớng phân định đƣợc giữa rau an toàn và rau thông thƣờng trên thị trƣờng, phải đƣợc kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ từ nơi sản xuất đến tận ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Dự báo đến năm 2025 dân số thành phố Đà Nẵng tăng đến 1,6 triệu ngƣời, trong đó dân số đô thị khoảng 1,3 triệu ngƣời. Và con số dự đoán đến năm 2030 thì vào khoảng 2,5 triệu ngƣời (bao gồm dân số tạm trú và dân số quy đổi lƣợng khách du lịch ƣớc tính năm 2030), trong đó dân số đô thị khoảng 2,3 triệu ngƣời chiếm đến 92% dân số chung.Với định mức tiêu dùng rau xanh hằng ngày theo dự báo của Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên Hiệp Quốc (FAO) thì tổng nhu cầu tiêu dùng rau xanh của ngƣời dân thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 là 116.365 tấn/năm
Điều tra ở các vùng chuyên canh và không chuyên canh rau ở Đà Nẵng đã thu đƣợc danh mục các giống rau hiện trồng gồm 68 loài, trong đó rau ăn lá có 30 loài chiếm 44%, rau ăn củ 6 loài chiếm 9%, rau ăn quả 19 loài chiếm 28%, rau gia vị 13 loài chiếm 19%. Thời vụ rau chính ở Đà Nẵng là Đông - Xuân từ tháng 12 đến tháng 4 và Hè - Thu từ tháng 4 đến tháng 9. Tháng 11, 12, do mƣa nhiều Đà Nẵng rất thiếu rau do dân trồng không có hiệu quả. Để phát triển các vùng rau an toàn bền vững trong xu thế đô thị hóa, Đà Nẵng
Cẩm Lệ, và huyện Hòa Vang với các xã Hòa Phong, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Khƣơng, Hòa Liên.
Đối với cây rau thực phẩm, đẩy mạnh sản xuất RAT theo hƣớng an toàn, phát triển các vùng chuyên canh rau trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng. Thực hiện tổ chức sản xuất theo đúng quy trình VietGAP.7
Chuyển đổi hình thức canh tác truyền thống sang phƣơng thức canh tác ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo ra sản phẩm chất lƣợng tốt, có sức cạnh tranh cao bằng cách trồng rau trong nhà lƣới, công nghệ tƣới phun nhỏ giọt, sử dụng giống tốt, bón phân hữu cơ vi sinh, sử dụng nƣớc sạch để tƣới, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, chỉ đƣợc dùng các loại trong danh mục để sản xuất RAT theo quy định.
Đẩy mạnh phát triển RAT nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành phố, gắn chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, tạo mối liên kết hoặc trực tiếp kinh doanh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo hƣớng ổn định, lâu dài, thông qua các cơ sở tiếp nhận, sơ chế, bảo quản nông sản thực phẩm để có sản phẩm đủ tiêu chuẩn
Xây dựng phát triển vùng rau an toàn, trƣớc hết phải phát triển đủ diện tích trồng rau theo quy hoạch, quyết tâm thực hiện dồn điền đổi thửa, mở rộng quy mô sản xuất cánh đồng rau diện tích lớn để đồng bộ hóa sản phẩm và tạo thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, quản lý, giám sát chất lƣợng. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng dần tỷ lệ cung cấp nông sản của nông dân thành phố trong cơ cấu nông sản đến Đà Nẵng.
Vấn đề quan trọng là việc xây dựng thƣơng hiệu rau an toàn cho các vùng rau. Thƣơng hiệu này phải dựa trên việc xây dựng một hệ thống quản lý
thủ triệt để các yêu cầu về tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra chất lƣợng từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ tạo nên chuỗi cung cấp sản phẩm sạch an toàn cho ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm từ vùng rau an toàn sẽ đƣợc hỗ trợ đóng gói, chứng nhận chất lƣợng, bảo trợ thƣơng hiệu và đƣợc ƣu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các điểm bán rau an toàn.
Ngoài ra, với những tiềm năng của mình, Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, do đó nhu cầu lƣơng thực thực phẩm phục vụ khách du lịch cũng sẽ tăng lên. Về lâu dài, cũng cần phải lƣu ý là, trên thị trƣờng chỉ đƣợc phép cung ứng và tiêu thụ RAT, tất cả diện tích trồng rau phải chuyển sang sản xuất RAT.