1.5. Kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro tại một số
1.5.1 .Về tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro:
Cơ quan thuế các nước có hoạt động thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả thường rất chú ý đến việc tổ chức, phân bổ nguồn nhân lực và quản
31 lý hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Do tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế và các kỹ năng chuyên môn kèm theo, đa số cơ quan thuế các nước đều lập một hoặc nhiều phòng chuyên môn chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế lớn, người nộp thuế vừa và nhỏ và các người nộp thuế khác.
Qua nghiên cứu mô hình tổ chức thanh tra, kiểm tra của các nước, không có 01 mô hình “chính xác” hoặc “áp dụng chung” để tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, từ kết quả một cuộc nghiên cứu về mô hình tổ chức cơ quan thuế các nước OECD và một số nước khác, có thể nhận thấy 2 xu hướng được lồng ghép, kết hợp khi tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế: (1) Sử dụng mô hình “chức năng”để tổ chức các hoạt động quản lý thuế và (2) Xuất hiện việc tổ chức theo nhóm các chức năng quản lý người nộp thuế trên cơ sở phân đoạn người nộp thuế (ví dụ: người nộp thuế lớn, người nộp thuế vừa và nhỏ...).
Trong thực tế, mô hình tổ chức của cơ quan thuế các nước OECD và không thuộc OECD là sự lai ghép các mô hình đã được miêu tả, một mô hình phổ biến dựa phần lớn vào các tiêu thức “chức năng”, cùng với các phòng/ban đa chức năng để quản lý những NNT lớn nhất. Theo đó, các nước này sẽ tổ chức một bộ phận chuyên thanh tra riêng các NNT lớn (là một bộ phận thuộc phòng/ban quản lý NNT lớn) và hình thành tổ chức thanh tra chuyên trách đối với các NNT khác. Những đơn vị này có thể lần lượt được tổ chức dựa trên các nguyên tắc riêng: ví dụ theo ngành kinh tế, và/hoặc theo sắc thuế, theo vấn đề về.