2.2. Thực trạng công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tạ
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế:
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế luôn được lãnh đạo Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch
47 thanh tra, kiểm tra thuế sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ có tác động rất lớn đến hiệu quả khi triển khai thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh.
Hàng năm, Văn phòng Cục thuế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế giao cho các Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế triển khai thực hiện. Thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, không trọng tâm; tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy trình đánh giá rủi ro, dựa trên phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ các Phòng Kiểm tra) để lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế. Cụ thể: thông qua công tác kiểm tra tại cơ quan thuế sẽ lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Việc kiểm tra, thanh tra thuế chủ yếu tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên nhiều địa bàn; các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Phương pháp và cách thức xây dựng kế hoạch kiểm tra đã theo đúng các qui định của Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008. Dựa trên bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, các Phòng Kiểm tra thuế đã xây dựng và được phê duyệt kế hoạch kiểm tra rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.
Các đơn vị căn cứ vào dữ liệu về NNT tại cơ quan thuế tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh có rủi ro về thuế để lập “Danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế” dựa trên các tiêu chí rủi ro được xây dựng như: qui mô, ngành nghề, mức độ biến động bất thường của các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế...
Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã tận dụng những thông tin do bộ phận thanh tra cung cấp, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá trình quản lý thuế để tiến hành phân tích rủi ro; Việc phân tích các nội dung cần
48 kiểm tra đã được quan tâm hơn, do đó công tác kiểm tra đã tập trung vào những vấn đề trọng yếu, không dàn trải.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra:
Với mục tiêu lựa chọn được các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để phục vụ công tác thanh kiểm tra thuế, Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới phương pháp xây dựng kế hoạch thanh tra dựa trên cơ sở khai thác dữ liệu về thông tin của NNT kết hợp với ứng dụng TTR - Hệ thống phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, cụ thể:
+ Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội đã tiến hành đánh giá kết quả thanh tra và hiệu quả của việc sử dụng tiêu chí trong phân tích rủi ro về thuế đã áp dụng trong công tác lập kế hoạch thanh tra thuế năm 2012, sau đó bổ sung xây dựng tiêu chí mới trình Lãnh đạo Cục phê duyệt để áp dụng lập kế hoạch thanh tra thuế 2013 với 35 tiêu chí đánh giá rủi ro;
+ Trên cơ sở kết quả tổng hợp phân tích từng năm 2011-2013, kết xuất dữ liệu tổng hợp các doanh nghiệp, thưc hiện gán điểm rủi ro và lựa chọn các doanh nghiệp có điểm rủi ro từ cao đến thấp để xây dựng danh sách doanh nghiệp dự kiến gửi về các Phòng Kiểm tra thuế để đánh giá rủi ro thực tế và bổ sung thông tin;
+ Đối chiếu với các thông tin từ các phòng kiểm tra để đánh giá rủi ro thực tế. Tiến hành thực hiện lựa chọn các doanh nghiệp có điểm rủi ro từ cao xuống thấp: theo quy mô, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2013 với 1.468 doanh nghiệp.
Kế hoạch thanh tra thuế được phê duyệt được giao cho các đoàn thanh tra dựa trên số lượng được phân công. Dựa trên cơ sở này, các đoàn thanh tra sẽ tập trung thu thập hồ sơ, dữ liệu và phân tích rủi ro theo nhóm để tăng tính hiệu quả, rút ngắn thời gian triển khai thanh kiểm tra.
Các bước triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra bao gồm:
+ Tiến hành phân công 100% hồ sơ thanh tra ngay sau khi kế hoạch thanh tra được phê duyệt;
49 + Tiến hành thu thập 100% hồ sơ doanh nghiệp thuộc kế hoạch thanh tra (dữ liệu thu thập bao gồm cả hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng văn bản và dữ liệu kê khai của doanh nghiệp trên hệ thống quản lý thuế);
+Tiến hành phân tích hồ sơ thanh tra theo nhóm, các đoàn thanh tra nhận diện các chỉ tiêu rủi ro, các vấn đề cần tập trung kiểm tra trong quá trình thanh tra tại trụ sở NNT;
+ Các đoàn thanh tra, kiểm tra phải thường xuyên báo cáo tiến độ, các nội dung công việc đã triển khai và các vướng mắc trong quá trình thực hiện định kỳ hàng tuần để kịp thời có những định hướng trong triển khai các bước tiếp theo.
Thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
Có hai nội dung trọng tâm trong lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đã được thực hiện ở Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội là: (i) Lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế và (i) Lập kế hoạch thanh tra thuế. Cụ thể như sau:
Lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế
Công tác lựa chọn, lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Cục thuế chỉ đạo các phòng thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của quy trình.
Hàng năm các phòng kiểm tra thuộc Cục thuế đã tiến hành kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Căn cứ vào nguồn lực cán bộ làm công tác kiểm tra và qua công tác phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục, đó là:
- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: (i) Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế; khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục; (ii) Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.
50 - Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước như: (i) Có số thuế giá trị gia tăng âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được; (ii) Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng, giảm trên 20%.
- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn trên địa bàn.
- Kiểm tra các doanh nghiệp chuyển giá, doanh nghiệp lỗ liên tục (từ 03 năm trở lên); doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu; doanh nghiệp có hoàn thuế lớn; doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế.
- Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.
Các phòng kiểm tra của Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra hồ sơ khai thuế, đảm bảo đúng thời hạn quy định của Tổng cục Thuế. Căn cứ danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan thuế duyệt, từng cán bộ hàng tháng kiểm tra các hồ sơ khai thuế và kịp thời phát hiện việc chấp hành kê khai thuế của NNT có nghiêm túc hay không.
Để thấy rõ hơn tình hình lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế, ta nghiên cứu bảng số liệu sau:
51
Bảng số 2.3:
Số lượng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế giai đoạn 2011 – 2013
của Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp quản lý đang hoạt động
Số lượng doanh nghiệp trong kế hoạch
phải kiểm tra hồ sơ khai thuế
Tỷ lệ % doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ
khai thuế so với số doanh nghiệp quản lý Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Phòng kiểm tra thuế số 01 2.592 2.826 2.894 240 232 324 9% 8.2% 11% Phòng kiểm tra thuế số 02 926 949 958 209 181 309 23% 19% 32% Phòng kiểm tra thuế số 03 1.602 1.629 1.618 202 283 348 13% 17% 22% Phòng kiểm tra thuế số 04 1.325 1.415 1.404 251 293 438 19% 21% 31% Phòng kiểm tra thuế số 05 1.353 1.362 1.362 134 148 270 10% 11% 20% Phòng kiểm tra thuế số 06 1.017 1.021 1.025 145 156 232 14% 15% 23% Tổng cộng 8.815 9.202 9.261 1081 1293 2021 12% 14% 22%
[Nguồn: Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ số doanh nghiệp tại Văn phòng cục thuế Hà Nội năm 2011 được kiểm tra hồ sơ khai thuế bình quân toàn Cục là 12% trên tổng số lượng các doanh nghiệp quản lý. Năm 2012 tăng lên 14% và đến năm 2013, số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế do Cục thuế phê duyệt đạt 22 %. Tuy vậy nếu so sánh thực tế tình hình những biến động của các doanh nghiệp hiện nay thì tỷ lệ số hồ sơ được kiểm tra so với tổng số doanh nghiệp được quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn thấp, dẫn đến hoạt động quản lý giám sát kê khai thuế không được chặt chẽ, thường xuyên. Các doanh nghiệp vẫn có tình trạng lợi dụng việc kê khai thuế để giảm bớt số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn.
52
Lập kế hoạch thanh tra thuế
Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội đã được thực hiện đúng quy trình do Tổng cục Thuế ban hành. Cụ thể như sau:
Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.
Phòng thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành Thuế, gồm có: (i) Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; (ii) Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; (iii) Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế.
- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành tài chính như: Hải quan, Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Cục Quản lý giá...
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; từ các cơ quan quản lý; cơ quan báo chí...
- Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Tuy nhiên hiện nay hệ thống cơ sở dữ liệu của chính ngành thuế về ĐTNT chưa được cập nhật một cách đầy đủ, công tác phối hợp với các ngành chưa tốt, không truy cập được hệ cơ sở dữ liệu các đơn vị khác nên việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cũng chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra với các công việc cụ thể sau:
- Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanh tra thuế dựa vào các căn cứ sau: (i) Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế; (ii) Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Tổng cục Thuế.
- Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, Trưởng phòng thanh tra thuế tổng hợp danh sách người nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp và cân đối với nguồn nhân lực của phòng để xác định số lượng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra.
53 Hàng năm, Trưởng phòng thanh tra thuế trình Cục trưởng Cục thuế duyệt kế hoạch thanh tra năm sau theo đúng thời hạn quy định, không quá thời hạn quy định của Tổng cục Thuế (ngày 20/12).
Căn cứ kế hoạch được Cục trưởng Cục thuế duyệt Trưởng phòng thanh tra chỉ đạo nhập xong toàn bộ kế hoạch thanh tra đã được duyệt vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra. Công việc này đều đã được tổ chức thực hiện đúng yêu cầu của quy trình là không quá 3 ngày làm việc.
Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
Căn cứ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 hàng năm, Trưởng phòng thanh tra đã tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế ở Văn phòng Cục thuế thành phố Hà nội.
54
Bảng số 2.4:
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn 2011 – 2013 của Văn phòng Cục thuế thành phố Hà nội
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cộng
Tổng cộng 1040 1980 2089 1092
Phòng thanh tra thuế số 01 273 318 367 958
Phòng thanh tra thuế số 02 273 318 367 958
Phòng thanh tra thuế số 03 273 319 367 959
Phòng thanh tra thuế số 04 273 320 367 960
Phòng kiểm tra thuế số 01 200 364 387 951
Phòng kiểm tra thuế số 02 200 364 387 951
Phòng kiểm tra thuế số 03 200 288 302 790
Phòng kiểm tra thuế số 04 200 364 406 970
Phòng kiểm tra thuế số 05 200 364 390 954
Phòng kiểm tra thuế số 06 120 288 310 718
Phòng kiểm tra thuế số 06 120 312 294 726
[Nguồn: Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội]
Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng các doanh nghiệp được thanh kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm đã tăng lên. Nếu lấy năm 2011 là mốc để so
55 sánh thì đối công tác kiểm tra năm 2012 tăng lên 90% , thì đến năm 2013 tăng 101%. Đối với công tác thanh tra cũng vậy, số lượng các doanh nghiệp được thanh tra năm 2012 tăng 53% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 142% . Nguyên nhân chủ yếu do công tác triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra đã có những bước đột phá trong công tác lập kế hoạch: Do trước đây việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chỉ lựa chọn theo phân tích rủi ro là chủ yếu thì nay đã mở rộng thêm việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo các chuyên đề chuyên sâu, theo nội dung phát hiện có gian lận thuế qua công tác kiểm tra rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế. Trung bình số lượng các cuộc thanh tra phải thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2013 đạt tỷ lệ trung bình 3% so với số lượng doanh nghiệp quản lý đang hoạt động tại thời điểm