Các công cụ hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

1.5. Kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro tại một số

1.5.5. Các công cụ hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra

Để đưa ra được các kết luận có chất lượng, cán bộ thanh tra cần tiếp cận với các qui trình, chính sách và công cụ trợ giúp. Rõ ràng, các sản phẩm này có sự khác biệt đáng kể do các cách thức quản lí khác nhau và sự phức tạp của từng ngành thuế. Tuy nhiên, cần thiết phải xác định các điều kiện nhất định cần có để cho phép cán bộ thanh tra thực hiện công việc có hiệu quả.

Công cụ không thể thiếu đầu tiên là sổ tay nghiệp vụ thanh tra toàn diện. Với công cụ này cán bộ thanh tra có thể đạt được sự thống nhất khi làm việc với NNT, diễn giải luật chính xác và sử dụng đúng các qui trình nghiệp vụ. Công cụ này cũng hỗ trợ cán bộ thanh tra phân tích thông tin và phản ứng nhanh để thu thập thông tin từ các cơ quan ngoài ngành (như Chính phủ, cơ quan thanh tra, cơ quan khiếu nại...).

Sổ tay nghiệp vụ được phát hành dưới dạng điện tử, để đảm bảo dễ dàng cho việc cập nhật và truy cập thông qua mạng nội bộ của cơ quan thuế. Ngoài ra, các phiên bản được một số cơ quan thuế công bố rộng rãi (đôi khi dưới dạng đã được biên tập lại) để đảm bảo minh bạch hoá các qui trình quản lí và các đào tạo, giáo dục mang tính chuẩn hoá của ngành thuế. Các tài liêụ này bao gồm các hướng dẫn về:

• Luật pháp và văn bản hướng dẫn

• Chính sách quốc gia và chiến lược tuân thủ • Quản lí nghiệp vụ và qui trình QA/QC

• Các kỹ năng theo dõi quản lí trường hợp/hồ sơ

Nhiều cơ quan thuế xây dựng tài liệu hướng dẫn chính thức bằng cách ban hành các biểu đồ quy trình bước công việc để giải thích và đơn giản hoá một số các nghiệp vụ phức tạp. Các hướng dẫn này rất dễ dàng điều chỉnh để các bước được

35 tiến hành nhanh hơn và trực tiếp hơn, ví dụ các nội dung/quan hệ có sự phù hợp với nhau như thế nào. Các sơ đồ cho phép xem lướt qua là có thể thấy được mỗi bộ phận cần làm gì, vào thời điểm nào trong quá trình thực hiện một quy trình.

Việc tiến hành thanh tra cũng sẽ thuận lợi nếu cán bộ thanh tra có thể chuẩn bị kế hoạch thanh tra trong điều kiện nắm bắt được các thông tin về một số ngành đặc thù, nghiệp vụ kinh doanh của ngành nghề đó và có thể cả mức độ lợi nhuận và chi phí dự kiến mà nghiệp vụ kinh doanh mang lại tương ứng với qui mô nhất định và ở một vùng nhất định. Để đạt được điều này, rất nhiều cơ quan thuế đã xây dựng hệ thống thông tin đặc tính ngành và/hoặc cung cấp dữ liệu về lợi nhuận bình quân ngành thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin chi tiết về việc sử dụng chỉ số bình quân ngành và hướng dẫn nghiệp vụ có thể xem trong tài liệu “Nâng cao năng lực thanh tra thuế: các phương pháp tiếp cận mới để nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của kỹ thuật xác định thu nhập gián tiếp”

Việc cung cấp các công cụ dựa trên công nghệ thông tin, trong điều kiện kỹ thuật cho phép, cho các đội thanh tra để trợ giúp họ trong công việc ngày càng trở nên quan trọng. Các công cụ này sẽ rất đa dạng tuỳ thuộc các phương pháp thanh tra mà công cụ hỗ trợ. Nhưng nhìn chung có thể phân thành 3 loại:

• Hỗ trợ cho việc lập kế hoạch thanh tra và quá trình thanh tra bao gồm cả việc truy cập trực tuyến vào các hướng dẫn trên mạng

• Truy cập dữ liệu và công cụ để kiểm tra các hồ sơ và tờ khai trong quá trình thanh tra

• Các công cụ sử dụng trực tiếp trên máy tính xách tay để đáp ứng các yêu cầu nghiệp cụ của cán bộ thanh tra trong từng lĩnh vực

Ví dụ, ở Australia, máy tính xách tay cá nhân cung cấp các công cụ cần thiết cho đội ngũ cán bộ thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về:

- Quy trình thanh tra bao quát tất cả các lĩnh vực tuân thủ và phân theo nhóm NNT được xây dựng theo định dạng và mẫu thống nhất, và được lập thành một trang nội bộ trung tâm. Bản đồ chu trình được sử dụng để tổng hợp và định vị quy trình thanh tra

36 - Ứng dụng dữ liệu điện tử được cài đặt trên máy tính xách tay để cán bộ thanh tra có thể sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu và các kỹ thuật thanh tra trên máy tính khác.

- Một công cụ tham chiếu di động được cài đặt vào máy tính xách tay để cán bộ thanh tra có thể truy cập các thông tin về nghiệp vụ, chính sách, quy trình khi không làm việc tại cơ quan. Các thông tin được cập nhật thường xuyên nhằm mục đích hình thành một chương trình đồng bộ đã xác định sẵn.

- Cán bộ thanh tra có thể kết nối từ xa với hệ thống máy chủ của Cơ quan thuế Úc và các ứng dụng mạng thông qua việc sử dụng công nghệ kết nối. Kỹ thuật này cho phép cán bộ thanh tra xem xét về NNT và các hồ sơ khác khi đang tiến hành thanh tra tại cơ sở.

- Các bảng tính điện tử, hệ thống quản lý hồ sơ và các công cụ tự động khác sử dụng trong các cuộc thanh tra đều được cài đặt vào máy tính xách tay

Chúng ta hiện nay đang triển khai các ứng dụng mạng thông qua việc sử dụng công nghệ kết nối đồng bộ từ cơ quan Cục thuế xuống các doanh nghiệp. Nếu thực hiện được như vậy thì sẽ được nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế

37

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và tổ chức quản lý thuế tại Văn phòng Cục Thuế thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế thành phố hà nội (Trang 43 - 46)