Tồn tại và hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

2.4. Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tạ

2.4.2. Tồn tại và hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

2.4.2.1. Tồn tại và hạn chế:

+ Cơ sở dữ liệu người nộp thuế chưa được cung cấp một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và phân tích thông tin người nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế mà ngành Thuế xây dựng và thu thập được. Hiện nay hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế chưa được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ mặc dù với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại. Bởi vì đối với công tác thanh tra, cơ sở dữ liệu thông tin còn là điều kiện cần thiết tối thiểu để vận hành các phần mềm phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và phân tích rủi ro tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.

+ Các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế chưa được phát triển và mở rộng

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra, thanh tra thuế đã giúp toàn ngành Thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tương đối phù hợp, tỷ lệ số doanh nghiệp có xử lý truy thu qua kiểm tra, thanh tra so với số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra đạt khá cao, giảm bớt tình trạng thanh kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Những kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra đạt được trong thời gian qua đã khẳng định việc áp dụng phương pháp kiểm tra, thanh tra theo rủi ro là đúng đắn cần tiếp tục thực hiện. Nhưng muốn công tác thanh

87 tra, kiểm tra nâng cao hiệu quả, kết quả hơn nữa thì cần phải phát triển và mở rộng kỹ năng thanh tra, kiểm tra.

+ Cơ chế phối hợp giữa bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế với các bộ phận khác trong cơ quan thuế và phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa thực sự gắn kết với nhau.

Hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của bộ phận kiểm tra cần sự phối hợp của nhiều bộ phận có liên quan nhằm xác định tính chính xác của số liệu lưu trữ và thông tin về người nộp thuế, đó là các bộ phận quản lý kê khai thuế, bộ phận kế toán thuế, bộ phận tổng hợp và xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Thiếu sự phối hợp tốt của các bộ phận này, hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế sẽ kém hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cũng đòi hỏi sự phối hợp của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế như: Bộ phận hành chính, bộ phận kê khai và kế toán thuế...

Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan là công việc rất quan trọng đối với thanh tra, kiểm tra thuế do đối tượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho thanh tra, kiểm tra

Hiện nay cơ chế phối hợp giữa bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế với các bộ phận khác trong cơ quan thuế và phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa thực sự gắn kết với nhau.

+ Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra thuế của Văn phòng Cục thuế Hà Nội còn mỏng. Chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra đặc biệt là cán bộ thanh tra, kiểm tra có chuyên môn sâu về một số lĩnh vực đặc biệt còn thiếu.

Công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành Cục thuế thành phố Hà Nội nói chung và tại các phòng thanh tra, kiểm tra của Cục thuế thành phố Hà Nội trong những năm gần đây luôn được coi trọng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Công tác đào tạo chuyên môn và kiến thức chuyên ngành cho các cán bộ công chức thuộc chức năng thanh tra chưa được thường xuyên. Các nội dung và chương

88 trình đào tạo chưa được xây dựng một cách bài bản và thống nhất; Trình độ chuyên môn, tin học, kỹ năng của một bộ phận cán bộ công chức thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, thiếu ý thức học tập, rèn luyện học tập nâng cao trình độ, dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.

Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò, vị trí rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Để có nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

+Về cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định và có những nội dung không phù hợp giữa qui định về quản lý thuế và chính sách thuế dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau kể cả đối với cán bộ thuế lẫn người nộp thuế; Chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp cố tình không cung cấp tài liệu hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra. Trên thực tế rất nhiều hồ sơ thanh tra kéo dài do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp cố tình trì hoãn việc ký biên bản ghi nhận số liệu và biên bản thanh tra; Các ứng dụng quản lý thuế vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn việc khai thác số liệu kê khai thuế, số liệu nộp thuế của các doanh nghiệp quản lý phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá rủi ro trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế chưa theo kịp yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế: Cho đến nay, toàn ngành Thuế đã dần chuyển đổi căn bản phương pháp quản lý thuế theo cơ chế rủi ro, trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học. Tuy nhiên một số giải pháp cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được lộ trình kế hoạch đề ra, do trong thời gian triển khai, gặp khó khăn do Luật Thanh tra, Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung; Đặc biệt là trong những năm gần đây nhân sự bộ phận thanh tra, kiểm tra đều phải tập trung để thực

89 hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ về việc tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thu, đảm bảo hoàn thành dự toán thu NSNN.

2.4.2.2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:

+ Công tác phối hợp giữa các ngành Thuế - Kế hoạch Đầu tư - Hải Quan - Ngân hàng để quản lý sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời các doanh nghiệp ma, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu khống, các hoạt doanh nghiệp tạo chứng từ thanh toán qua ngân hàng là hết sức khó khăn, phức tạp cần sự chủ động của ngành Thuế và sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của người đứng đầu cơ quan Thuế.

+ Mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra thuế liên quan đến nhiều sắc thuế trong khi các cuộc thanh tra, kiểm tra đều quy định thời hạn cụ thể, mặt khác trong thời gian qua, các quy định về chính sách thay đổi lớn và liên tục, ngoài ra chính sách thuế còn liên quan đến hiều cơ chế khác, nhiều hệ thống văn bản pháp quy và các văn bản pháp quy này thường không đồng nhất nên rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế đặc biệt là công tác xử lý vi phạm qua thanh tra, kiểm tra.

+ Cơ quan Thuế chưa có chức năng điều tra, hàng năm, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan Thuế phát hiện các gian lận, vi phạm về thuế đã chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an đề nghị phối hợp điều tra, khởi tố nhưng số vụ việc được điều tra xử lý rất ít, chiếm một phần rất nhỏ trong số vụ việc cơ quan Thuế chuyển sang, chưa tạo tính răn đe, tính kịp thời trong xử lý vi phạm, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp.

+ Hiện nay, số doanh nghiệp tăng nhiều qua các năm, cán bộ thuế nói chung và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng không tăng tương ứng, mặt khác trình tự thủ tục của hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật thanh tra, Luật quản lý thuế rất chặt chẽ, dẫn đến nguồn nhân lực của ngành Thuế chưa đáp ứng được yêu cầu để tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đảm bảo cả về sô lượng và chất lượng.

90 + Trong quá trình thanh tra, kiểm tra có phát sinh nhiều vướng mắc về chính sách, phải xin ý kiến ở nhiều đơn vị có liên quan nên không đảm bảo được thời gian theo yêu cầu của Luật thanh tra, Luật quản lý thuế.

+ Thực tế hiện nay, hình thức chuyển giá rất tinh vi, phức tạp, bên cạnh đó nền kinh tế phát sinh nhiều hình thức kinh doanh mới, đặc thù, áp dụng công nghệ cao (kinh doanh thương mại điện tử,...), vì thế công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra ngoài nghiệp vụ chuyên môn cần phải có trình độ về ngoại ngữ, tin học và phải được đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành trong và ngoài nước; Cơ sở dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp còn thiếu và hạn chế, phần mềm ứng dụng về kê khai điện tử chưa toàn diện, ...

91

CHƯƠNG III:

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI VĂN PHÒNG CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)