3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế vớ
với các bộ phận khác trong cơ quan thuế và phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế
3.2.3.1. Cơ sở của giải pháp:
Hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của bộ phận kiểm tra cần sự phối hợp của nhiều bộ phận có liên quan nhằm xác định tính chính xác của số liệu lưu trữ và thông tin về người nộp thuế, đó là các bộ phận quản lý kê khai thuế, bộ phận kế toán thuế, bộ phận tổng hợp và xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Thiếu sự phối hợp tốt của các bộ phận này, hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế sẽ kém hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cũng đòi hỏi sự phối hợp của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế như: Bộ phận hành chính, bộ phận kê khai và kế toán thuế... Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan là công việc rất quan trọng đối với thanh tra, kiểm tra thuế do đối tượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho thanh tra, kiểm tra
100
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp:
Trong khi đó, như đã phân tích ở chương 2 của luận văn, một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội là sự phối hợp chưa tốt giữa bộ phận thanh tra, kiểm tra với các bộ phận chức năng khác của Cục thuế. Để khắc phục tình trạng này, Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- Lãnh đạo Cục cần yêu cầu các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế tuân thủ các quy trình quản lý thuế do Tổng cục Thuế ban hành.
- Kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế. Dành thời lượng thích đáng trong các cuộc họp giao ban để trao đổi, tìm giải pháp giải quyết những vướng mắc trong hoạt động phối hợp giữa bộ phận chức năng của Cục thuế. - Bài học kinh nghiệm:
-Luôn tiếp thu sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp cũng như cấp uỷ, chính quyền các địa phương; Sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở, cơ quan thuế đã tăng cường trong công tác quản lý thu thuế. Kịp thời báo cáo kiến nghị với Tổng cục thuế, Bộ Tài chính về các vấn đề vướng mắc trong chính sách, để sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn
-Chú trọng việc kiểm tra, rà soát và đối chiếu dữ liệu nhằm nắm bắt sát thực đối tượng nộp thuế, đảm bảo việc theo dõi và quản lý thuế kịp thời. Tập trung triển khai các biện pháp để thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở CQT là khâu trọng yếu và đánh giá cao sự phối kết hợp giữa kết quả phát hiện hành vi vi phạm của NNT qua công tác thanh tra tại trụ sở NNT với công tác rà soát, triển khai kiểm tra tại bàn theo các hành vi đã phát hiện là giải pháp hiệu quả để đánh đúng và đánh trúng đối tượng thuộc diện điều chỉnh thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.
-Triển khai, giám sát thường xuyên liên, tục và quyết liệt đến từng cán bộ công chức thuế trong triển khai nhiệm vụ. Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ
101 cán bộ công chức và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp và phối hợp của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ công tác thuế.
-Thực hiện công tác thanh, kiểm tra thuế đúng pháp luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung và quy trình thanh tra 74 thay thế quy trình 460; Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), đảm bảo công tác thanh, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả hơn; Nghiên cứu hồ sơ doanh nghiệp, phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp) nhằm phát hiện sai phạm ngay trên hồ sơ, từ đó đề ra những nội dung cần thanh, kiểm tra, hạn chế thời gian làm việc trực tiếp tại trụ sở Người nộp thuế, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra. Tập trung thanh tra, kiểm tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng, chuyển giá.
-Chú trọng, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ thuế, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo mỗi CBCC thuế có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo, luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với Người nộp thuế. Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, phương pháp đào tạo theo từng lĩnh vực, chuyên đề có tính chuyên sâu và triển khai thực hiện đồng bộ, có hệ thống trong toàn ngành.
Đây là công việc rất quan trọng đối với thanh tra, kiểm tra thuế do đối tượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho thanh tra, kiểm tra; cụ thể như sau:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt công tác đăng ký mã số doanh nghiệp; kịp thời cung cấp mã số cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của người nộp thuế.
- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế.
102 - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra để phát hiện các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng hợp đồng và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng trong công tác hiện đại hóa thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách nhà nước hay phát sinh các vấn đề có liên quan.
3.2.3.3. Kết quả mong đợi:
Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các bộ phận có liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho thanh tra, kiểm tra. Nếu sự phối hợp của gắn kết, kịp thời cung cấp thông tin một cách nhanh và chính xác thì kết quả và hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra sẽ đạt được những kết quả tốt, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra đồng thời số thuế truy thu và xử phạt qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ cao nâng cao tính răn đe đối với doanh nghiệp.