2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phốHà Nội và tổ chức quản lý thuế tạ
2.1.2. Giới thiệu chung về Văn phòng Cục Thuế Hà Nội:
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội:
Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội. Địa chỉ: Số 187 Giảng Võ quận Đống Đa, thành phố Hà nội được thành lập từ tháng 10/1990 trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thu ngân sách: Chi cục thuế công thương nghiệp, chi cục thu quốc doanh, phòng thuế nông nghiệp và phòng thu quốc doanh các xí nghiệp địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 15/QH-NQ về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Theo đó Từ ngày 01/08/2008, Cục thuế thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở Cục thuế thành phố Hà Nội cũ, Cục thuế thành phố Hà Tây cũ, Chi cục thuế huyện Mê Linh thuộc Cục thuế thành phố Tỉnh Vĩnh Phúc, Đội thuế 4 xã của Cục thuế tỉnh Hoà Bình.
Với số lượng doanh nghiệp đang quản lý trên 90.000 Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi hoạt động mở rộng cả trong nước và quốc tế, mô hình doanh nghiệp lớn, vừa là chủ yếu Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành thuế cả nước.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Cục Thuế Hà Nội:
Văn phòng Cục Thuế thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý thu thuế trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, trực thuộc Tổng Cục thuế, là đơn vị có số thu lớn trong toàn ngành thuế, góp phần quan trọng cho nguồn thu của Ngân sách Nhà nước.
Văn phòng Cục Thuế thành phố Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn TP Hà Nội.
Văn phòng Cục Thuế thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Cục Thuế thành phố
40 Hà Nội được quy định tại quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
+ Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối
41 với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
+ Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội như sau:
42 * Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục Thuế TP Hà Nội:
* Các phòng ban:
a) Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; b) Phòng Kê khai và Kế toán thuế;
PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHONG KTT6 PHONG KTT5 PHONG KTT2 PHONG KTT1 PHONG KTT4 PHONG KTT3 PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ CÁC PHÒNG THANH TRA CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
43 c) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;
d) Phòng Kiểm tra thuế số1, 2, 3, 4, 5, 6; đ) Phòng Thanh tra thuế số 1, 2, 3, 4; e) Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; g) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; h) Phòng Pháp chế;
i) Phòng Kiểm tra nội bộ; k) Phòng Tổ chức cán bộ; l) Phòng Hành chính - Lưu trữ; m) Phòng Quản trị - Tài vụ; n) Phòng Quản lý ấn chỉ; o) Phòng Tin học.
Thi hành Luật quản lý thuế, Văn phòng Cục thuế Hà Nội đã thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy từ chế độ quản lý đối tượng sang cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng, bao gồm: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Kê khai kế toán thuế, Thanh tra - Kiểm tra thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Tổng số phòng ban được chia thành thành 23 Phòng. Trong đó có 4 phòng thanh tra, 6 phòng kiểm tra và 13 phòng chức năng. Văn phòng Cục thuế Hà Nội cũng đã quy định cụ thể nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ quan thuế, phân rõ đầu mối triển khai thực hiện và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ Bộ máy thanh tra, kiểm tra của Cục thuế Hà Nội cũng đã được kiện toàn theo mô hình mới, cụ thể:
- Phòng thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục thuế. Phòng thanh tra có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục thuế quản lý.
- Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ kiểm tra của Ban thanh tra
44 Tổng cục thuế. Phòng kiểm tra thuộc Cục thuế có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục thuế.
Hiện nay Văn phòng Cục thuế TP Hà Nội được Tổng Cục Thuế giao chỉ tiêu biên chế là 703 công chức. Trình độ công chức: trong tổng số 703 công chức, 98% công chức có trình độ trên đại học và đại học; Trong đó có 17% là trình độ trên đại học. Đối với nhân sự về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thì số cán bộ kiểm tra là 176 người, cán bộ thanh tra là 247 người, 100% cán bộ thanh tra, kiểm tra có trình độ đại học và trên đại học. Bình quân mỗi cán bộ thuế quản lý khoảng hơn 55 doanh nghiệp. Thời gian qua, Văn phòng Cục thuế Hà Nội không những tăng cường số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế mà còn tăng cường chất lượng của đội ngũ này. Từ năm 2011 - 2013, Văn phòng Cục thuế đã tổ chức đào tạo 19.506 lượt cán bộ công chức về chuyên môn, nghiệp vụ; 76 người được đào tạo cao cấp lý luận chính trị; 1.568 lượt người được đào tạo về Quản lý Nhà nước; 956 lượt người về tin học...
Bảng số 2.1: Số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tại Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013
STT Năm
Số lượng doanh nghiệp nộp thuế thuộc
quản lý của VP Cục
thuế Hà Nội Cán bộ thanh tra, kiểm tra
Bình quân số lượng người nộp thuế quản lý Số lượng (DN) Tăng, giảm so với năm trước (%) Số lượng (cán bộ) Tăng, giảm so với năm trước (%) Số lượng Tăng, giảm so với năm trước (%) (số đối tượng/cán bộ) 1 2010 7,096 - 342 - 42.00 - 2 2011 7,935 + 12 388 + 13 50.00 + 19 3 2012 9,456 + 19 394 + 2 54.00 + 8 4 2013 10,152 + 7 413 + 5 60.00 + 11
45
(Nguồn: Văn phòng Cục thuế thành phốHà Nội)
Qua bảng 1 cho thấy: Số lượng doanh nghiệp nộp thuế trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng qua các năm (năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12%; năm 2012 so với năm 2009 là 33% và năm 2013 so với năm 2009 là 43%). Số lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra cũng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng ĐTNT, do đó, số lượng người nộp thuế quản lý bình quân một cán bộ tăng lên (năm 2013 tăng 1,5 lần so với năm 2009). Như vậy: khối lượng công việc của các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế ngày càng tăng, đòi hỏi cao về chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ; đồng thời số liệu trên cũng phản ánh sự cần thiết phải tăng số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giảm bớt gánh nặng công việc, đảm bảo tốt được vai trò và nhiệm vụ từng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
2.1.2.4. Kết quả thu thuế tại Văn phòngCục Thuế thành phố Hà Nội.
Trong thời gian vừa qua, Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội cũng như cả nước triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy Văn phòng Cục Thuế Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp nên đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. Số thu từng năm được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng số 2.2:
Tình hình thực hiện thu NSNN tại Văn phòng Cục Thuế thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Tổng cộng 116.059 135.689 155.378
I Tổng thu NS trừ dầu thô 110.418 118.238 144.407
1 Thu từ DNNN Trung ương 48.819 51.988 65.754
2 Thu từ DNNN Địa Phương 1.624 1.590 1.987
46 4 Thu từ khu vực NQD 13.643 14.902 14.919 5 Thuế TNCN 8.661 10.309 10.400 6 Thu tiền bán nhà 1.100 849 154 7 Thu lệ phí trước bạ 4.833 2.250 2.806 8 Thu phí, lệ phí 3.514 3.271 5.141 9 Phí xăng dầu 1.293 270 1.330 10 Thuế nhà đất 418 41 246 11 Tiền thuê đất 2.506 1.933 1.442 12 Thu tiền sử dụng đất 8.478 12.432 13.909 13 Thu khác ngân sách 1.504 4.046 8.844 14 Thu tại xã 158 176 399
15 Thu xổ xố kiến thiết 151 164 186
II Thu từ dầu thô 5.641 17.451 10.971
(Nguồn:Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội)
Số thu Ngân sách tại Văn phòng Cục thuế TP Hà Nội tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng năm 2012 so với năm 2011 là 17%, năm 2013 so với năm 2011 là 33,87%. Điều này cho thấy các chính sách của Nhà nước đã và đang đi đúng hướng. Mặc dù trong những năm vừa qua có sự biến động của kinh tế xã hội cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Sự khó khăn của các doanh nghiệp mới được bộc lộ rõ rệt, đặc biệt là khối các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất trong năm 2013. Nhưng do sự chỉ đạo kịp, sát sao của Chính phủ kịp thời ra các chính sách kích cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế…nên nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội vẫn được thực hiện một cách xuất sắc.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội: