Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh

3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ hiệu quả

quả cho công tác thanh tra, kiểm tra

3.2.1.1. Cơ sở của giải pháp:

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và phân tích thông tin người nộp thuế trên các ứng dụng quản lý thuế mà ngành Thuế xây dựng và thu thập được. Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin hiện đại giúp ngành Thuế có đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với công tác thanh tra, cơ sở dữ liệu thông tin còn là điều kiện cần thiết tối thiểu để vận hành các phần mềm phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và phân tích rủi ro tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp:

Hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế cần đảm bảo cung cấp các nội dung liên quan đến người nộp thuế như sau:

- Thông tin chung về người nộp thuế: loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, hình thức hạch toán kế toán, hình thức sở hữu vốn, số lao động…;

- Thông tin tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế: thông tin trong tờ khai các loại thuế, phí, lệ phí (tờ khai, bảng kê...); thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế (Báo cáo tài chính; quyết định miễn, giảm thuế…);

- Thông tin về tính tuân thủ kê khai và nộp thuế: tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách của người nộp thuế (số lần nộp chậm, không nộp tờ khai…);

- Cơ sở dữ liệu về kết quả thanh tra, kiểm tra qua các năm;

- Thông tin từ về các giao dịch kinh tế và các giao dịch với các cơ quan nhà nước của người nộp thuế.

96 Để có được các thông tin trên phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cần tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học nhất, đảm bảo chất lượng thông tin tốt nhất, đầy đủ nhất, kịp thời nhất. Để đạt được yêu cầu này, hoạt động thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế cần chú trọng các biện pháp chủ yếu sau:

- Hoàn thiện các kênh thu thập và cung cấp thông tin, đảm bảo sự đa dạng của nguồn cung cấp thông tin. Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong cung cấp và sử dụng thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác như: Tài chính, Kho bạc, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Địa chính, Viện Kiểm sát, Tòa án... Mục tiêu quan trọng là phải hướng tới một cơ sở dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp và về dân cư theo hướng cơ sở dữ liệu thông tin của một chính phủ điện tử. Ngoài ra, Cục thuế thành phố Hà nội cần chú trọng xây dựng các kênh thông tin khác như: Tổ chức lực lượng cộng tác viên; tổ chức tiếp nhận thông tin từ quần chúng nhân dân...

- Nâng cấp và hoàn thiện phần mềm thu nhận và xử lý thông tin về người nộp thuế. Mở rộng các chức năng cung cấp thông tin phù hợp cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau trong cơ quan thuế.

- Cục thuế thành phố Hà Nội cần chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan để thiết lập cơ chế phối hợp cung cấp và sử dụng thông tin lẫn nhau. Đặc biệt, chú trọng hướng tới sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin chung của các cơ quan nhà nước.

3.2.1.3. Kết quả mong đợi:

Nếu hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế tốt, kịp thời cung cấp thông tin một cách nhanh và chính xác thì kết quả và hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra sẽ đạt được những kết quả tốt, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tiết kiệm nhân lực đồng thời số thuế truy thu và xử phạt qua công tác thanh tra, kiểm tra sẽ cao nâng cao tính răn đe đối với doanh nghiệp.

97

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế thành phố hà nội (Trang 104 - 106)