III. Cách thức tiến hành
3.Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà *
Tiết PPCT: 46 Bài: Trả bài làm văn số 3
Ngày soạn: 05/12/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Củng cố, hệ thống lại kỹ năng làm văn tự sự. + Biết vận dụng làm những bài văn có dạng đề mở.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành
* Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm.
* HS tự trình bày cách hiểu của mình, GV nhận xétvà kết luận.
IV. Tiến trình dạy học.1. Ổn định – bài cũ: 1. Ổn định – bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Trả bài số 3 cho học sinh.
* Học sinh trả lời những câu hỏi mang tính chất củng cố, nhắc lại.
H: Nhắc lại đề ra.
H: Phương pháp làm bài?
H: Định hướng về ý trong bài làm?
Hoạt động 2: GV dặn dò học sinh về nhà.
1. Đề ra: Tưởng tượng cuộc sống của người phụ nữ trong chùm ca dao than thân yêu thương và tình nghĩa.
2. Yêu cầu cần đạt.
* Học sinh biết tưởng tượng cuộc sống người phụ nữ trong xã hội cũ qua chùm ca dao than thân yêu thương tình nghĩa. Hành văn trôi chảy, ít mắc các loại lỗi thông thường.
* Định hướng chấm.
- Văn học dân gian nói chung và ca dao dân ca nói riêng. Ca dao thường thể hiện tâm tư đời sống của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ lam lũ, vất vả, không có quyền quyết định số phận của mình. Họ thường ví mình như những đồ vật, những hình ảnh không có giá trị… Họ thường than thân, trách phận … tuy nhiên họ có phản kháng.
- Có thể dẫn chứng bằng một số câu chuyên trong văn học, hoặc câu ca dao về hình ảnh người phụ nữ.
3. Sửa lỗi – nhận xét bài làm.
- Sửa lỗi trực tiếp trên bài làm của học sinh, nêu trước lớp những lỗi mà các em thường mắc.
- Nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà.* *
Tuần 16/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 47 Bài: Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ
Ngày soạn: 07/12/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Cảm thông với tấm lòng của Đỗ Phủ. Ông từng bày tỏ nỗi niềm “quanh năm lo vì dân”, suốt đời lo vì dân. Trong bài thơ này, Đỗ Phủ thể hiện nỗi lo vì dân, nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước và nỗi ngậm ngùi cho thân phận mình.
+ Bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Đường: đối cảnh sinh tình, thu cảnh cũng chính là th tâm.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HS chuẩn bị bài ở nhà, so sánh phần dịch thơ, phiên âm…
* GV kết hợp giảng bài thơ với việc đặt những câu hỏi phát vấn, câu hỏi thảo luận kích thích hứng thú học tập của học sinh. thích hứng thú học tập của học sinh.
IV. Tiến trình dạy học.1. Ổn định – bài cũ: 1. Ổn định – bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
I. Tiểu dẫn.
* Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực, nhà thơ nhân đạo vĩ đại. Thơ Đỗ Phủ, dẫu là trong cảm xúc riêng tư như ở bài thơ này vẫn chan chứa tình yêu nước thương đời.
* Thơ ông hiện còn khoảng 1500 bài. II. Đọc – hiểu.
1. 4 câu đầu: cảnh thu.
* Cảnh thu được thể hiện từ sự “điêu thương” của rừng phong nhuốm đỏ, cảnh đặc trưng của mùa thu TQ.
* Cảnh thu hiu hắt bao trùm cả Vu Sơn, Vu Giáp. * “Sóng dữ dội” để thấy cái đặc trưng của mùa thu trên sông Trường Giang.
* Mây đùn của ải là cảnh mà cũng thể hiện ý: không gian bị mùa thu dồn nén đồng thời ngầm thể hiện nỗi lo âu biên giới.
=> Như vậy 4 câu đầu là không gian trong tầm nhìn xa, là cảnh thu ngậm tình thu.
2. 4 câu sau: tình thu.
* “Tùng cúc … cố viên tâm” cặp thơ đối ngẫu này là cảnh thu mà cũng chính là tình thu. Đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ cả nguyên văn lẫn dịch thơ.
* Từ không gian xa rút về không gian cận kề: khóm cúc, con thuyền, tình nhà..
tình mong được trở về quê hương của nhà thơ.
* Hai câu cuối “Lạnh lùng …ác tà” đột ngột dồn âm thanh của mùa thu vì bỗng rộn lên tiếng thước, tiếng dao, tiếng chày đập vải may áo rét gửi người chinh thú đang trấn thủ biên cương bởi mùa thu lạnh lẻo đang về. Âm thanh may áo vừa kết lại, bài thơ mở ra nỗi buồn nhớ người thân, nhớ quê nhà “ngôn tận nhi ý bất tận”