III. Phương pháp và tiến trình tổ chức
Kết hợp giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch để nắm các khái niệm.
* Đi từ khái niệm, ví dụ cụ thể và sau đó rút ra phương pháp.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định, kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nắm các khái niệm. Học sinh trao đổi những chủ đề sau:
H: Trong truyện cổ tích Tấm Cám, theo em đâu được xem là những sự việc? Vậy em hiểu như thế nào là sự việc trong tác phẩm tự sự?
H: Chi tiết tiêu biểu là gì? Vai trò của chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm tự sự?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
* Yêu cầu HS tập trung tìm hiểu các bài tập sgk và trả lời theo những gợi ý sgk.
I. Khái niệm.
1. Khái niệm về sự việc.
* Là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.
+ Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng một số chi tiết. Ví dụ: Tấm Cám -> chim vang anh, khung cửi, quả thị…
2.Khái niệm về chi tiết tiêu biểu.
* Là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
+ Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, làm nổi bật ý nghĩa van bản.
+ Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình kể chuyện hoặc viết văn tự sự.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
1. Đọc lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho biết.
a. Tác giả dân gian kể chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông ta.
b. Trong truyện có sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay … Kể về chuyện Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, tác giả nhằm mục đích vừa dẫn dắt câu chuyện vừa diễn tả được mối tình gắn bó giữa hai nhân vật. Nếu bỏ qua chi tiết trên thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và đặc điểm tính cách nhân vật không nổi bật. Sau sự việc
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh luyện tập theo sgk.
ấy là các sự việc.
+ Theo dấu lông ngổng…Trọng Thủy cùng quân lính đuổi theo hai cha con An Dương Vương.
+ Cha con An Dương Vương cùng đường.
=> Các sự việc trên nối tiếp nhau bằng quan hệ móc xích.
2. Tưởng tượng người con trai Lão Hạc trở về làng vào một hôm sau cách mạng tháng 8 thành công. (Sgk)
* Chọn một sự việc rồi kể lại với một vài chi tiết tiêu biểu.
+ Nghe ông giáo kể lại cái chết của cha mình, con trai lão ra mộ viếng cha …
3. Từ những sự việc trên, anh chị hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu…
* Xác định đề tài, chủ đề của bài văn. * Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau).
* Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.
III. Luyện tập. (sgk)