3.Hướng dẫn học bài, dặn dò.

Một phần của tài liệu phân phối chương trình và giáo án lớp 10 học kì 1 (Trang 40 - 42)

III. Phương pháp và tiến trình tổ chức

3.Hướng dẫn học bài, dặn dò.

* Tiếp tục thực hiên tiếp bài tập luyên tập sgk.* Đọc – hiểu phần ghi nhớ sgk. * Đọc – hiểu phần ghi nhớ sgk.

Tuần 8/ HKI Giờ: Làm văn

Tiết PPCT: 24 Bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

Ngày soạn: 12/10/2006

I. Mục tiêu bài dạy.

* Giúp HS:

- Củng cố vững chắc hơn những kiến thức, kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

- Thấy rõ được người làm văn tự sự sẻ khó có thể miêu tả hay biểu cảm thành công nếu không chú trọng quan sát, liên tưởng hay tưởng tượng; Từ đó có ý thức rèn luyện năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung.

II. Phương tiện dạy học.

* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, đoạn văn tự sự đầy cảm xúc.

III. Cách thức tiến hành.

* Vận dụng phương pháp dạy học thích hợp, linh hoạt.+ Dẫn dắt HS đi từ cái đã biết đến chưa biết. + Dẫn dắt HS đi từ cái đã biết đến chưa biết.

+ Tạo điều kiện cho HS suy nghĩ chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức.+ Sử dụng phương pháp phù hợp phân môn làm văn. + Sử dụng phương pháp phù hợp phân môn làm văn.

IV. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định, kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức đã học ở bậc THCS.

* Đọc văn bản mục 4 sgk và trả lời các nội dung sau:

H: Miêu tả là gì? Biểu cảm là gì?

H: Sự khác nhau giữa miêu tả trong văn tự sự và miêu tả trong văn miêu tả? Sự khác nhau giữa biểu cảm trong văn tự sự và biểu cảm trong văn biểu cảm?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nắm các khái niệm: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

* Dựa vào gợi ý sgk, chúng ta điển các từ: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng vào các vị trí như sau:

+ Quan sát -> b + Liên tưởng -> a + Tưởng tượng -> c

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 1. Miêu tả là gì?

* Dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe, người đọc, người xem thấy sự vật hiên tượng như đang hiện ra trước mắt.

2. Biểu cảm là gì?

* Là bộc lộ tình cảm của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

3.a. Sự khác nhau giữa miêu tả trong văn tự sự và miêu tả trong văn miêu tả.

* Miêu tả trong miêu tả chỉ có mục đích miêu tả cho rõ, cho hay.

* Miêu tả trong tự sự có mục đích chính là để kể cho rõ ràng, cụ thể, sinh động, thích thú hơn.

3.b. Sự khác nhau giữa biểu cảm trong văn tự sự và biểu cảm trong văn biểu cảm. (tương tự…)

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

1. Hình thành các khái niệm: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng.

* Quan sát là … * Liên tưởng là … * Tưởng tượng là …

H: Vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong văn tự sự?

Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập.

* Nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích sau (sgk)

+ Đoạn trích được viết chủ yếu để kể một chi tiết trong câu chuyện…

+ Tuy nhiên đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm nhờ thế mà người đọc như đang tận mắt thấy bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng.

+ Hiệu quả của nó là thấy được tình yêu của nhà văn với cuộc sống và khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế.

-> Vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng là hiểu con người, cuộc sống, bản thân, đồng thời biết chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào lòng mình.

III. Luyện tập.

Một phần của tài liệu phân phối chương trình và giáo án lớp 10 học kì 1 (Trang 40 - 42)