IV. Tiến trình dạy học 1 Ổn định – bài cũ:
GV hướng dẫn HS thảo luận theo từng vấn đề trọng tâm.
IV. Tiến trình dạy học.1. Ổn định – bài cũ: 1. Ổn định – bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động I. GV hướng dẫn học sinh nắm những kiến thức phần Tiểu dẫn.
* Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu.
Hoạt động II: GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu và phân tích.
* Học sinh thảo luận những nội dung: -> Cảm nhận chung về toàn bộ bài thơ.
-> Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh? Sự đồng cảm thể hiện ở những chi tiết nghệ thuật nào?
I. Giới thiệu chung.
+ Nàng Tiểu Thanh …
+ Thương xót cho số phận những người phụ nữ có tài sắc nhưng bất hạnh là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. Những hiện tượng này, ND nêu lên thành ván đề lớn trong các sáng tác của ông.
II. Đọc – hiểu.
1. Cảm nhận chung:
Bài thơ nằm trong cảm hứng chung của ND về những người phụ nữ tài sắc và bất hạnh.
Bài thơ được sáng tác để gửi gắm tâm sự của chính ND: người tài hoa có số phận tương đồng Tiểu Thanh, Thúy Kiều… đồng thời cũng là tâm sự của những người nghệ sĩ ở thế kỉ XVIII, XIX.
2. Sự đồng cảm và những băn khoăn trăn trở.
+ “Tây Hồ … giấy tàn”, câu thơ giới thiệu sự thay đổi lớn “tang thương” và không gian
“bên song cửa” đang thổn thức, thương cảm cho cuộc đời của nàng Tiểu Thanh qua tập thơ bị đốt dở.
-> Nhà thơ đã đề cập đến mối hận. Vì sao mối hận này không thể hỏi trời được?
-> Suy nghĩ của em về những băn khoăn, trăn trở của nhà thơ ND?
-> Những giá trị cơ bản thể hiện trong tác phẩm?
-> Sự đồng cảm này là một trong những căn cứ để thấy được những suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những tài tử giai nhân trong thời đại ông.
+ “Chi phấn .. lụy phần dư” -> sắc đẹp của Tiểu Thanh và tội ác đã chà đạp lên những giá trị ấy.
+ “Cổ kim … ngã tự cư”, câu thơ đề cập những mối hận của người xưa và nay (Tiểu Thanh và những người như nàng ngày xưa, ngày nay là những người hồng nhan bạc mệnh) cùng thời với ông. ND cho rằng có một định lệ là trời đã bất công với những người tài sắc “Nỗi hờn … khôn hỏi”; “Trời xanh … má hồng đánh ghen”.
-> Nhà thơ coi mình là người cùng hội cùng thuyền với những người mắc nỗi oan lạ lùng ấy “Phong vận … ngã tự cư”. Câu thơ là lời oán trách trời để từ đó thấy được nỗi đau khổ và bất bình của thế hệ nhà thơ ý thức về những giá trị nghệ thuật, những sáng tạo chân chính bị XHPK chà đạp. Đây là vấn đề đã tồn tại hàng nghìn năm. Đỗ Phủ “Cả cuộc đời cùng khổ như thế há vì hay thơ?”
+ Hai câu kết “Bất tri … khóc Tố Như” là những trăn trở, lo lắng không biết ba trăm năm sau có ai hiểu cho mình chăng?
3. Giá trị của tác phẩm.
+ Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm chính là vấn đề về quyền sống của những người nghệ sĩ, những văn nghệ sĩ. ND luôn trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp mà người nghệ sĩ mạng lại.
-> Như vậy ND không chỉ thương cho những người đói cơm rách áo cần được chăm lo mà còn thương yêu, trân trọng những người những chủ nhân của các giá trị văn hóa tinh thần.
+ Bài thơ có kết cấu hoàn chỉnh từ cảnh đến sự cụ thể và khái quát thân phận chung của người tài sắc.
3.Hướng dẫn học sinh củng cố bài, học bài, soạn bài.
* Đọc thuộc lòng bài thơ cả phần phiên âm và dịch thơ.* Học kĩ phần ghi nhớ sgk. * Học kĩ phần ghi nhớ sgk.