IV. Tiến trình dạy học 1 Ổn định – bài cũ:
1. Ổn định – bài cũ: Đọc thuộc lòng những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong sgk? Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao than thân.
trong sgk? Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao than thân.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
I. Tiểu dẫn (xem phần ca dao than thân yêu thương tình nghĩa)
II. Phân tích văn bản.
1. Bài ca dao số 1: Lời đối đáp vui đùa của nam và nữ.
* Việc dẫn và thách cưới có những khác thường: dẫn voi sợ quốc cấm, trâu sợ máu hàn, bò sợ họ nhà nàng co gân, dẫn thú bốn chân – chuột béo. Cách nói giảm dần, nói mâu thuẫn sự việc, nói để cười.
* Cô gái đáp hài hước: nhà khoai lang, củ to mời làng, củ nhỏ ăn chơi, củ mẻ trẻ con… đều sử dụng hết, sử dụng một cách tiết kiệm.
* Tiếng cười trong cảnh nghèo, cười để vui, để lạc quan, cười chính mình.
* Những yếu tố nghệ thuật gây cười: + Cách nói giảm dần.
+ Cách nói mâu thuẫn. + Cách nói hài hước. + Cách nói phóng đại.
=> Tiếng cười tự trào, tiếng cười hài hước, cười trong cái nghèo để lạc quan, để sống.
2. Bài ca dao số 2:
* Tiếng cười tự trào, tiếng cười chế giễu người đàn ông lười biếng, lom khom chống gối chống gánh hai hạt vừng nhỏ bé.
3. Hướng dẫn học bài, dặn dò.
• Học thuộc lòng bài ca dao số 1,2. Phân tích tiếng cười trong hai bài ca dao.
Tuần 10/ HKI Giờ: Đọc văn
Tiết PPCT: 30 Bài: Ca dao hài hước.
Ngày soạn: 29/10/2006
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng, thông minh hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả lo toan.
+ Rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười hài hước.
+ Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, băng nhạc ca dao hài hước.
III. Cách thức tiến hành.
* Sử dụng phương pháp hệ thống câu hỏi thảo luận.
* HS tự trình bày cách hiểu của mình, GV nhận xétvà kết luận.
IV. Tiến trình dạy học.