7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế
a. Việc áp dụng quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa được chặc chẽ
- Chƣa có phƣơng thức quản lý, kiểm soát việc giao nhận, trả hồ sơ hàng ngày có hiệu quả. Hiện nay tại KBNN Gia Lai chƣa có hƣớng dẫn phƣơng thức, nội dung thực hiện việc giao nhận hồ sơ từng lần tạm ứng, thanh toán thống nhất trên địa bàn. Do đó lãnh đạo phòng cũng nhƣ cơ quan chƣa kiểm soát đƣợc công việc giao nhận, trả hồ sơ hàng ngày của từng cán bộ một cách toàn diện, khoa học và chặc chẽ. Do đó mục tiêu cải cách hành chính hƣớng đến việc công khai, minh bạch chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn.
- Thiếu mẫu biểu giao nhận và trả hồ sơ tạm ứng, thanh toán đảm bảo tính khoa học, chặc chẽ, dễ quản lý nhƣng phải đơn giản cho cả chủ đầu tƣ và Kho bạc thực hiện.
hợp chủ đầu tƣ gửi hồ sơ qua đƣờng công văn.
b. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn một số hạn chế.
- Một số quy định trong quy trình kiểm soát TTVĐT theo Quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 12/4/2012 của KBNN hiện nay đã không còn phù hợp nhƣng đến nay quy trình chƣa đƣợc bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Quy trình hiện nay ban hành từ năm 2012 nhƣng từ đó đến nay hàng năm đều có các văn bản hƣớng dẫn, điều hành để bổ sung các quy định mới liên tục thay đổi đã làm cho nhiều quy định trong quy trình đã không còn phù hợp. Đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm soát TTVĐT phải nắm chắc nhiều quy định tại nhiều văn bản sửa đổi bổ sung khác nhau. Do đó làm cho việc kiểm tra, đối chiếu các quy định pháp luật ngày càng phức tạp, rối rắm và dễ xảy ra sai sót.
- Công tác kiểm soát TTVĐT nguồn vốn trong nƣớc của KBNN hiện nay còn thực hiện theo nhiều quy trình khác nhau. Ngoài quy trình kiểm soát TTVĐT theo Quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 12/4/2012 của KBNN là quy trình áp dụng chung cho thanh toán các nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ qua KBNN còn có: Quy trình kiểm soát nguồn vốn ngân sách xã, phƣờng, thị trấn; Quy trình kiểm soát nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia; Hƣớng dẫn thanh toán vốn Trái phiếu Chính phủ; Hƣớng dẫn thanh toán vốn bảo trì đƣờng bộ; Hƣớng dẫn thanh toán vốn bảo vệ và phát triển lâm sinh. Do đó khi thanh toán cán bộ vừa áp dụng theo quy trình chung còn phải đối chiếu với các hƣớng dẫn riêng của từng nguồn vốn. Vì vậy gây khó khăn, phức tạp khi thực hiện kiểm soát.
- Công tác kiểm tra sau đối với các hồ sơ đƣợc thanh toán trƣớc kiểm tra sau chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Thực tế sau khi thanh toán xong khâu kiểm tra sau do cán bộ tự thực hiện mà lãnh đạo phòng không thể kiểm tra đƣợc. Do không có quy định ràng buộc nào nên cán bộ hầu nhƣ cũng bỏ qua
bƣớc kiểm tra này mà chỉ thực hiện kiểm tra lần cuối. Nhƣ vậy quy trình đã không đƣợc thực hiện đầy đủ, dễ xảy ra rủi ro thanh toán vƣợt gây nợ đọng vốn đã thanh toán, thậm chí mất vốn của NSNN.
- Việc quản lý, kiểm soát thu hồi các khoản vốn đã thanh toán cao hơn số đƣợc duyệt quyết toán cho NSNN chƣa đƣợc chặc chẽ và quan tâm đúng mức. Đối với công tác quyết toán dự án hoàn thành, theo quy định cán bộ kiểm soát TTVĐT phải phối hợp với chủ đầu tƣ thu hồi số vốn đã thanh toán lớn hơn so với quyết toán vốn đầu tƣ đƣợc duyệt nếu có. Thực tế hiện nay tại KBNN Gia Lai công tác quản lý, theo dõi và thu hồi số vốn thanh toán vƣợt này còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do chƣa có cơ chế quản lý theo dõi chặc chẽ để phối hợp với các cơ quan liên quan thu hồi nhanh chóng số vốn này. Rõ ràng đây là một khoản phải thu hồi cho NSNN nhƣng hiện tại chƣa đƣợc quan tâm, quản lý chặc chẽ nhằm thu hồi nhanh chóng số vốn này cho NSNN.
c. Vướng mắc trong thực hiện thu hồi tạm ứng đền bù và kiểm soát cam kết chi theo quy định
- Đối với quy định thời gian thu hồi tạm ứng chi phí đền bù 30 ngày kể từ ngày chi trả tiền đền bù cho ngƣời thụ hƣởng là chƣa hợp lý gây khó khăn cho KBNN trong việc thu hồi vốn tạm ứng đã làm cho vốn tạm ứng đền bù còn tồn đọng kéo dài chƣa thể thu hồi đƣợc. Hiện nay tồn đọng vốn tạm ứng lớn, kéo dài nhiều năm trong đó tạm ứng cho chi phí đền bù giải phóng mặt bằng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Do quy định tạm ứng cho đền bù theo nhu cầu của chủ đầu tƣ nhƣng quy định thời hạn thanh toán tạm ứng còn quá rộng, nên chƣa ràng buộc đƣợc trách nhiệm chủ đầu tƣ trong việc thanh toán tạm ứng cho Kho bạc. Dễ dẫn đến vốn tạm ứng sử dụng chƣa hiệu quả hoặc bị sử dụng sai mục đích gây nợ đọng tạm ứng kéo dài.
đầu tƣ thực hiện nghiêm túc, gây khó khăn trong công tác kiểm soát TTVĐT của Kho bạc. Khi nghiệm thu thanh toán hợp đồng chủ đầu tƣ mới gửi hợp đồng, hồ sơ thanh toán kèm cam kết chi đến. Theo quy định KBNN cũng phải thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi. Nhƣ vậy đã tạo áp lực thời gian giải quyết hồ sơ mà còn làm giảm ý nghĩa của việc thực hiện cam kết chi nhằm ngăn chặn nợ đọng trong XDCB.
d. Tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi còn bất cập
- Công tác kiểm soát chi trên địa bàn vẫn còn thực hiện phân tán chƣa tập trung vào một đầu mối duy nhất. Hiện nay các nguồn vốn đầu tƣ XDCB do bộ phận Kiểm soát chi NSNN thực hiện, còn các nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ bố trí trong dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị dự toán do bộ phận Kế toán nhà nƣớc thực hiện kiểm soát thanh toán. Theo quy định tất cả các nguồn vốn đầu tƣ XDCB trong nƣớc và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ qua KBNN đều cơ bản thực hiện kiểm soát theo quy trình tại quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 12/4/2012 của KBNN và các văn bản về quản lý đầu tƣ XDCB hiện hành.
Việc có 2 bộ phận tại một đơn vị cùng thực hiện một công tác kiểm soát TTVĐT là chƣa phù hợp với định hƣớng về cải cách thủ tục hành chính và chƣa thật sự hợp lý, gây khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện thống nhất về mặt nghiệp vụ kiểm soát TTVĐT và dễ dẫn đến công tác kiểm soát TTVĐT không đạt chất lƣợng cao tại các bộ phận.
- Phòng kiểm soát chi của KBNN tỉnh chƣa thực hiện đầy đủ chức năng kiểm tra hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị KBNN cấp dƣới, nên chất lƣợng kiểm soát thanh toán tại một số đơn vị còn nhiều hạn chế. Trình trạng các đơn vị KBNN trực thuộc áp dụng chế độ, quy trình kiểm soát TTVĐT chƣa thống nhất, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm soát TTVĐT chung toàn tỉnh.
- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát TTVĐT trên địa bàn chƣa đồng đều, còn có thói quen làm việc theo kinh nghiệm, chƣa tự giác học tập. Có nhiều văn bản chế độ, quy trình nghiệp vụ đã đƣợc sửa đổi bổ sung nhƣng vẫn chƣa đƣợc thực hiện kịp thời dễ dẫn đến những sai sót trong thực hiệm nhiệm vụ đƣợc giao.
- Một số đơn vị vẫn còn hiện tƣợng cán bộ thanh toán có thái độ phục vụ khách hàng thiếu văn minh, lịch sự ảnh hƣởng tới uy tín của cơ quan KBNN. Cá biệt có cán bộ thanh toán còn sách nhiễu, gây khó khăn với khách hàng giao dịch.
Những tồn tại nêu trên đã và đang ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát TTVĐT của KBNN Gia Lai, cần có giải pháp khắc phục kịp thời.