7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng chính sách giá của VietnamAirlines
- Tháng 12/2008, Nhà nước bỏ quy định khung giá dịch vụ và khung giá cước vận chuyển hàng không, chuyển sang thực hiện theo cơ chế thị trường, hướng doanh nghiệp hàng không tự quyết định giá. Dựa trên khung giá trần của Nhà nước, VNA đã xây dựng giá cước đa dạng, linh hoạt. Từ năm 2010 sau khi gia nhập liên minh SkyTeam, VNA xây dựng biểu giá theo hướng đa dạng hóa
nhằm đáp ứng các nhu cầu hành khách (chính sách phân biệt giá) [Phụ lục 5]. Theo đó chính sách giá vé quốc tế được xây dựng dựa trên nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Mức giá cho các phân đoạn thị trường khác nhau trên nguyên tắc chung là đảm bảo giá áp dụng trung bình cho các phân khúc thị trường TQ3/4 (khai thác trực tiếp giữa 2 quốc gia) và giá áp dụng trung bình cho các phân khúc thị trường TQ5/6 (khai thác gián tiếp thông qua quốc gia thứ 3) [phụ lục 9] có thể dao động linh hoạt theo sự chấp nhận của thị trường và khách hàng nhằm tận dụng lượng ghế cung ứng dư thừa.
Bảng 2.9. Chính sách giá của Vietnam Airilnes trên thị trường châu Âu
Loại giá Hạng đặt chỗ Thay đổi Dừng tối đa Đặt chỗ Hành trình Hoàn vé CHÂU ÂU
Thương gia linh hoạt J, C,D Miễn phí:
Châu Âu, Châu Úc, Mỹ 12 tháng Đông Bắc Á, Đông Nam Á từ 3 - 6 tháng.
12 tháng Phổ thông đặc biệt I, Z
Phổ thông linh hoạt Y Phổ thông bán linh hoạt W
Châu Âu, Châu Úc, Mỹ thu 50 $
6 tháng
Tiết kiệm linh hoạt S,B,H,L 3 tháng
Tiết kiệm T,N,R,Q Châu Âu, Châu Úc, Mỹ thu 100 $
Châu Á thu 30 - 50 $ 1 tháng Siêu tiết kiệm E,P Không được phép
(Nguồn: Ban tiếp thị và bán sản phẩm - Vietnam Airlines năm 2017)
- Để xây dựng chính sách giá hiệu quả VNA căn cứ vào các yếu tố như: phân khúc thị trường để lựa chọn khách hàng mục tiêu, trên cơ sở đó đưa ra SPDV phù hợp với nhu cầu khách hàng; căn cứ vào địa lý về đường bay trong khu vực và châu lục để đưa ra các dịch vụ đi kèm trên chuyến bay cho phù hợp mức giá; căn cứ vào tính mùa vụ trong năm để đưa ra mức giá hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận; căn cứ vào thời hạn thanh toán và hình thức phân phối (truyền thống hay trực tuyến); căn cứ vào số lượng hành khách và tâm lý khách hàng khi sử dụng SPDV hàng không..
thân, định cư; Giá khách lao động; Giá Corperate Account (CA); Giá Adhoc; Giá khuyến mại.
- Qua bảng giá quốc tế của VNA cho thấy giá của VNA thể hiện được sự đa dạng và bao phủ mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, hầu như các biểu giá của VNA đều không có mức giá từ 7 ngày đến 15 ngày.
➢ Thông qua quá trình phân tích cho thấy chính sách giá của VNA còn một số hạn chế.
- Mức giá hợp lý trên website thường thấp hơn mức giá giao cho đại lý, tuy nhiên quá trình sau bán liên quan đến hoàn hủy vé, thay đổi ngày giờ bay chỉ được thực hiện qua phòng vé mà không xử lý được kịp thời trên website..
- Khách hàng cùng một hạng dịch vụ được phục vụ như nhau nhưng lại trả các mức giá khác nhau trên cùng một chuyến bay.
- Sự linh hoạt của giá:tuy VNA đưa ra thị trường nhiều hạng giá vé với các chính sách phân biệt giá (đối tượng phục vụ, thời hạn đi lại, mục đích chuyến đi, lứa tuổi,..), xong các chính sách giá chưa tối đa hóa lợi nhuận.