Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội trong hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho vietnam airlines đối với thị trƣờng quốc tế (Trang 80 - 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội trong hoạt động

hoạt động marketing của VNA

- Ma trận SWOT:

Điểm mạnh:

 Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Nam Thái Bình Dương và Trung Quốc.

 Mạng đường bay nội địa phủ kín, mạng bay quốc tế đi đến Việt Nam, CLMV, Châu Âu, Đông Bắc Á tăng sự kết hợp, bổ trợ với mạng đường bay quốc tế khác.

 VNA đang khai thác đội bay A321 trẻ, và đội bay hiện đại nhất A350-900 và Boeing B787- 9

 Đội ngũ lao động đặc thù (phi công, thợ kỹ thuật và tiếp viên) là người Việt Nam chiếm tỷ lệ trên cao.

 VNA có hệ thống dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không nên có lợi thế và chủ động trong công tác phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, cung cấp xăng dầu, suất ăn...

 VNA có bề dày lịch sử về an toàn khai thác.

 VNA có sự phối hợp với các hãng hàng không vốn góp và

Điểm yếu:

 Quy mô đội bay vẫn còn kém so với các đối thủ chính trong khu vực Đông Nam Á như Singapore Airlines (SQ), Thai Airways (TG) và Malaysia Airlines (MH).

 Chất lượng dịch vụ 4 sao, thấp hơn TG và Garuda Airlines (GA), MH và SQ (5 sao) (- theo Skytrax).

 Tỷ lệ khách nối chuyến trên các chuyến bay của VN ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới.

 Cơ cấu khách hàng của VNA hiện nay chủ yếu là khách du lịch và khách thăm thân, đối tượng khách chủ yếu là người Việt Nam; tỉ trọng khách hạng Thương gia và khách doanh thu cao còn thấp hơn so với mức bình quân của IATA.

 Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý và điều hành hệ thống còn hạn chế dẫn đến chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định.

 Công tác phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự chủ động.

 Hạn chế trong việc xếp lịch bay dài hạn.

trực thuộc như JPA, K6 và Vasco.

 Nhân công giá rẻ, chi phí khai thác của VNA hiện nay thấp hơn so với các hãng hàng không truyền thống trong khu vực.

Cơ hội:

 Đội bay tiếp tục được đổi mới với sự khai thác và bổ sung của A350-900 và B787-9 làm tăng khả năng cạnh tranh của nguồn lực, theo kịp sự phát triển về công nghệ tàu bay so với các hãng trong khu vực.

 Dân số khoảng 90 triệu và thu nhập ngày càng cải thiện có thể coi là thị trường hàng không tiềm năng;

 GDP Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức tăng trên 6%/năm.

 Khách đi/đến Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao;

 Thâm nhập thị trường mới - Bắc Mỹ khi được bổ sung tàu bay thân rộng tầm xa hiện đại.

 Cơ hội hợp tác đối với các thành viên trong liên minh SkyTeam.

Thách thức:

 Bị bao vây bởi các hãng hàng không truyền thống tầm cỡ trên thế giới (SQ, CX, TG, MH) và các LCC lớn trên thế giới (Air Asia, Tiger Airways ).

 Bất ổn chính trị tại một số khu vực thế giới có thể tác động đến nhu cầu giữa các quốc gia đi/đến Việt Nam.

 Rủi ro lạm phát tăng cao, các biến động tỷ giá, sự khó lường dự báo giá nhiên liệu; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giai đoạn chuyển giao tàu bay thế hệ mới và thế hệ cũ đòi hỏi tập trung nhiều nguồn lực của toàn hệ thống;

 Lao động chuyên ngành hàng không khan hiếm, đặc biệt là phi công, thợ kỹ thuật;

 Chương trình thu phí nhiên liệu xả thải tại EU và các nước ngoài EU trong thời gian tới;

 Chính sách mở cửa bầu trời tại ASEAN và các hợp tác liên doanh giữa LCCs mạnh trong khu vực với các hãng trong nước để khai thác thị trường nội địa Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho vietnam airlines đối với thị trƣờng quốc tế (Trang 80 - 82)