Quan điểm và mục tiêu phát triển của VNA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho vietnam airlines đối với thị trƣờng quốc tế (Trang 76 - 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển của VNA

a.Các quan điểm phát triển

- Phấn đấu đạt mục tiêu trở thành hãng hàng không tiên tiến, thuộc nhóm hãng hàng không đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô, giữ vị thế chi phối trong vận tải hàng không Tiểu vùng CLMV (Campuchia - Lào – Mianma - Việt Nam); xây dựng Vietnam Airlines thành thương hiệu có uy tín của Việt Nam

trên thị trường.

- Trong vận tải hàng không lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn làm mục tiêu hàng đầu, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ với phương châm kinh doanh “khách hàng là trung tâm”

- Phát triển trên cơ sở kiên trì với mục tiêu chiến lược cơ bản lâu dài, đồng thời bám chắc diễn biến để điều hành linh hoạt.

- Bảo đảm phát triển bền vững thông qua chính sách đầu tư có trọng điểm vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật sửa chữa bảo dưỡng, công nghiệp hàng không, cơ sở huấn luyện đào tạo chuyên ngành và các cơ sở trong dây chuyền phục vụ đồng bộ tại các sân bay.

b.Quan điểm cạnh tranh

Lấy mục tiêu chất lượng phục vụ khách hàng làm mục tiêu hàng đầu, lấy yếu tố con người là yếu tố cơ bản của cạnh tranh.

c. Mục tiêu phát triển

 Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đến năm 2020 thành doanh nghiệp mạnh, là Hãng Hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực, giữ vai trò chủ đạo trong giao thông hàng không Việt Nam với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo dưỡng và đào tạo chuyên ngành tiên tiến, là cầu nối quan hệ quốc tế của nước Việt Nam hội nhập, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ tại khu vực Đông Nam Á và giữ vị thế chi phối trong khu vực Tiểu vùng CLMV (Campuchia, Lao, Myanma, Việt Nam), kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của cổ đông và nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và là lực lượng dự bị đáng tin cậy cho an ninh quốc phòng. Đến năm 2030 phát triển ngang tầm tiên tiến với các Hãng trên thế giới.

 Các chỉ tiêu phát triển Chỉ tiêu hành khách:

Bảng 3.1. Kế hoạch vận chuyển hành khách của VNA đến năm 2025

ĐVT: Lượt khách Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Sản lượng khách 24.203 26.810 29.582 31.111 32.768 34.517 36.344 38.254

Nguồn: Ban kiểm soát – Hội đồng quản trị

Chỉ tiêu phát triển đội bay:

Theo phê duyệt chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 của Chính phủ tại quyết định số 318/QD-TTg ngày 04/03/2014 thì đến năm 2020, tổng số tàu bay dự kiến 190-210 chiếc, trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam có 140 - 150 chiếc (sở hữu 70 - 80 chiếc), tàu bay tầm ngắn khoảng 60 - 70 chiếc (sở hữu 30 - 35 chiếc), tàu bay tầm trung 30 - 35 chiếc (sở hữu 17-20 chiếc), tàu bay tầm xa 20 - 24 chiếc (sở hữu 10-12 chiếc), tàu bay chở hàng khoảng 8-10 chiếc (sở hữu 3-5 chiếc). Đến năm 2030, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam có khoảng 230 - 250 chiếc (sở hữu trên 50%), trong đó tàu bay tầm xa khoảng 25 - 30 chiếc, tàu bay chở hàng khoảng 15 đến 20 chiếc - [2].

Căn cứ mục tiêu vận chuyển hành khách và hàng hoá của VNA, trên cơ sở tính đến yêu cầu về giờ khai thác bình quân trong một tháng (giờ khai thác tối thiểu để bảo đảm hiệu quả và giờ khai thác tối đa để bảo đảm an toàn lịch bay), kế hoạch phát triển đội tàu bay chở khách của VNA đến năm 2025 như sau:

Bảng 3.2. Kế hoạch phát triển đội tàu bay của VNA đến năm 2025

ĐVT: tàu bay

Nhu cầu tàu 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Thân rộng 280-300 ghế 25 26 29 30 31 32 33 34 Thân hẹp 150-180 ghế 65 74 77 79 83 87 92 95 ATR-72/ 70 ghế 3-6 3-6 3-6 3-6 3-6 3-6 3-6 3-6 Tổng 93- 99 103- 106 109- 112 112- 115 117- 120 122- 125 128- 131 132- 135

Nguồn : Ban kiểm soát – Hội đồng quản trị

Chỉ tiêu Phát triển thương hiệu

Giai đoạn 2016-2017: xây dựng hình ảnh Hãng hàng không 4 sao

Mục tiêu thương hiệu: Xây dựng thương hiệu hãng hàng không 4 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thực hiện thông qua việc thực hiện các chiến dịch quảng bá trên với các thông điệp gắn liền với sự phát triển đội tàu bay mới, hiện đại, nhấn mạnh vào yếu tố công nghệ, đầy đủ tiện nghi (Boeing B787-9, Airbus A350-900.

Giai đoạn 2018-2020: hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu khu vực Đông Nam Á

Mục tiêu thương hiệu: xây dựng hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu khu vực Đông Nam Á, được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất với hình ảnh và thông điệp được thể hiện thông qua Đội máy bay trẻ hiện đại, công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho vietnam airlines đối với thị trƣờng quốc tế (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)