Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng NNPTNT , chi nhánh tỉnh kom tum (Trang 52)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon

- Đến ngày 31/12/2014 TSC giao chỉ tiêu định biên là 251 lao động cho Chi nhánh, tuy nhiên số lao động hiện có là 243 người. Trong đó: nữ là 126 người, chiếm tỷ lệ 52%; Dân tộc thiếu số 17 người, chiếm tỷ lệ 6,99%/ tổng số cán bộ.

Về cơ cấu lao động theo nghiệm vụ: cán bộ nhân viên là công tác tín dụng chiếm tỷ lệ: 31,02%/ tổng số cán bộ, kế toán chiếm tỷ lệ 31,84%/tổng số cán bộ, thủ quỹ, kiểm ngân chiếm tỷ lệ 6,94%/tổng số cán bộ. Về cơ bản bố trí lao động chủ lực là tín dụng, kế toán chiếm tỷ lệ cao của Agirbank chi nhánh tỉnh Kon Tum là hợp lý, phù hợp với hoạt động của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 17 cán bộ chiếm tỷ lệ 6,94%/tổng số cán bộ, đại học: 198 cán bộ chiếm tỷ lệ 80,81%/ tổng số cán bộ.

Trình độ chính trị: Cao cấp chính trị: 15 cán bộ, chiếm tỷ lệ 6,12%/tổng số cán bộ.

Trình độ ngoại ngữ: Đại học: 12 cán bộ chiếm tỷ lệ 4,89%/tổng số cán bộ. Trình độ tin học: Đại học: 11 cán bộ chiếm tỷ lệ 4,49%/tổng số cán bộ.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum Kon Tum

a. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của NH là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của NH. Trong nền kinh tế thị trường, các DN đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì NH cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ NH nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này. Vấn đề đặt ra là phải huy động được nguồn vốn đa dạng với giá rẻ để đảm bảo tính cạnh tranh của NH.

Agribank Kon Tum do có được sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo và sự cố gắng n lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ nhân viên nên chi nhánh đã

đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank Kon Tum

ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2012 2013 2014 Năm 2013/ 2012 Năm 2014/ 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

- Theo đối tượng 2.440 100% 2.879 100% 3.224 100% 18% 12% + Tiền gửi dân cư 2.008 82% 2.312 80% 2.640 82% 15% 14% + Tiền gửi các tổ chức 432 18% 567 20% 584 18% 31% 3% - Theo kỳ hạn 2.440 100% 2.879 100% 3.224 100% 18% 12% + Không kỳ hạn 512 21% 690 24% 678 21% 35% -2% + Có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.487 61% 1.714 60% 1.724 53% 15% 1% + Có kỳ hạn 12 - <24 tháng 441 18% 468 16% 822 26% 6% 73% + Có kỳ hạn 24 tháng trở lên 0 0% 7 0% 0 0% 100% 100% Tổng nguồn vốn huy động 2.440 2.879 2.879 18% 12%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2012-2014)

Tổng vốn huy động của Chi nhánh các năm gần đây vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ cao. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện 31/12/2014 là 3.224 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 345 tỷ đồng, tốc độ tăng là 12%.

- Nguồn vốn phân theo đối tượng:

+ Tiền gửi dân cư đạt 2.640 tỷ đồng, so với năm 2013 tăng 328 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82% / tổng nguồn vốn huy động.

+ Tiền gửi Tổ chức kinh tế: Đến 31/12/2014 là 504 tỷ đồng + Tiền gửi các tổ chức tín dụng: Đạt 8 tỷ đồng;

+ Tiền gửi Kho bạc Nhà nước: Đạt 72 tỷ đồng. - Nguồn vốn phân theo kỳ hạn :

+ Tiền gửi không kỳ hạn đạt 678 tỷ đồng

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.724 tỷ đồng + Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 823 tỷ đồng

Công tác huy động nguồn vốn có tính chất quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum trước mắt cũng như lâu dài. Do vậy, Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum đã tập trung triển khai các giải pháp huy động vốn, đặc biệt chú trọng nguồn tiền gửi dân cư tại khu vực Thành phố, thị trấn, các khu vực có tiền đền bù; tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Uy tín của Agribank Kon Tum trên địa bàn cao nên đã tạo được niềm tin cho khách hàng khi đến gửi tiền tại ngân hàng, nhiều thời điểm lãi suất huy động của Chi nhánh thấp hơn so với các ngân hàng thương mại khác nhưng Chi nhánh vẫn giữ được nguồn vốn ổn định; bên cạnh đó mạng lưới chi nhánh rộng khắp cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động.

b. Hoạt động cho vay

Là hoạt động có chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, nó không những cho thấy bản chất của ngân hàng thương mại mà còn cho thấy nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất Chi nhánh. Việc sử dụng vốn cho vay để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với toàn Chi nhánh.

Với vai trò là một Ngân hàng lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN, Agribank luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nh m đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của NH. Agribank Kon Tum đã ây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dư nợ cho các chi nhánh, giảm chi tiêu

tăng trưởng dư nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vay trung dài hạn nh m tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản cho ngân hàng.

Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Agribank Kon Tum

ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2012 2013 2014 Năm 2013/ 2012 Năm 2014/ 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

- Theo thời gian 4.289 100% 4.929 100% 5.503 100% 15% 12%

+ Ngắn hạn 2.398 56% 2.702 55% 2.793 51% 13% 3% + Trung hạn 463 11% 593 12% 801 14% 28% 35% + Dài hạn 1.428 33% 1.634 33% 1.909 35% 14% 17%

- Theo ngành kinh tế 4.289 100% 4.929 100% 5.503 100% 15% 12%

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp 1.283 30% 1.582 32% 1.859 34% 23% 17% + Công nghiệp 827 19% 1.018 21% 1.221 22% 23% 20% + Xây dựng 517 12% 416 8% 444 8% -20% 7% + Thương mại, dịch vụ 1.378 32% 1.284 26% 1.412 26% -7% 10% + Ngành khác 284 7% 629 13% 567 10% 121% -10% - Theo thành phần kinh tế 4.289 100% 4.929 100% 5.503 100% 15% 15% + Cá nhân, hộ gia đình 1.729 40% 2.062 42% 2.466 45% 19% 20% + DNNN 534 12% 340 7% 326 6% -36% -4% + Công ty TNHH 521 12% 778 16% 774 14% 49% -0,5% + Công ty Cổ phần 1.328 31% 1.637 33% 1.841 17% 23% 12% + Doanh nghiệp tư nhân 177 4% 112 2% 96 2% -37% -14%

Tổng dƣ nợ 4.289 4.929 5.503 15% 15%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2012-2014)

Tổng dư nợ của Chi nhánh mấy năm gần đây từ 2011 đến 2013 vẫn tăng trưởng ổn định. Tổng dư nợ đến 31/12/2014 đạt 5.503 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 573 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 12%.

- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

trọng 45%/tổng dư nợ.

+ Dư nợ DNNN năm 2014 đạt 326 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6%/tổng dư nợ. + Dư nợ DNTN, Công ty TNHH, Công ty CP năm 2014 đạt 2.711 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49%/tổng dư nợ.

Đối tượng cho vay chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn. Tính đến ngày 31/12/2014 dư nợ cho vay NNNT đạt 5.379 tỷ đồng, chiếm 97,74%/tổng dư nợ của Chi nhánh.

- Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2012 - 2014:

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Kon Tum

ĐVT: Tỷ đồng; %

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 1.338 77% 1.551 75% 1.760 71% Trung hạn 356 21% 481 23% 689 28% Dài hạn 35 2% 30 1% 17 1% Tổng cộng 1.729 100 2.062 100 2.466 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2012-2014)

Dư nợ cho vay HGĐ, cá nhân của chi nhánh tăng ổn định qua các năm, tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế trong cơ cấu cho vay của chi nhánh.

- Tình hình nợ xấu:

Tổng nợ ấu của Agribank chi nhánh Tỉnh Kon Tum đến 31/12/1014 là 39.659 triệu đồng, chiếm 0,72% tổng dư nợ, giảm so với 31/12/2013 là 38.427 triệu đồng, tỷ lệ giảm 50,79% .

Nợ ấu cho vay hộ gia đình, cá nhân là 33.138 triệu đồng, tăng 17.549 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 112,57% so với 31/12/2013, chiếm 83,56%/tổng nợ ấu, tỷ lệ nợ ấu cho vay hộ gia đình, cá nhân là 1,34%. Trong đó, nợ ấu cho vay tiêu d ng là 3.232 triệu đồng, tăng 2.168 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 203,67% so với 31/12/2013, tỷ lệ nợ âu cho vay tiêu d ng là 0,62%.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lợi nhuận càng lớn thì kết quả và hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống Agribank nói chung và Agribank Kon Tum nói riêng luôn phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng thương mại khác thì hoạt động kinh doanh có hiệu quả càng có ý nghĩa quan trọng. Tối đa hóa lợi nhuận, giảm tối thiểu rủi ro và chi phí là luôn là mục tiêu mà Ngân hàng đề ra.

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội có những biến động bất ổn gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, b ng nổ lực phấn đấu, tinh thần làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức toàn hệ thống đã giúp cho hoạt động của Agribank Kon Tum đạt được hiệu quả ổn định.

Qua số liệu ở bảng 2.4, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, có thể nói năm 2012 được xem là một năm kinh doanh thuận lợi của Chi nhánh khi lợi nhuận đã đạt 80 tỷ đồng. Đến năm 2013 và 2014 tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung cảu cả nước gặp nhiều khó khăn bên cạnh đó có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh trên địa bàn nên lợi nhuận có phần giảm và chỉ đạt 66 tỷ đồng trong năm 2013 và 2014 là 68 tỷ đồng.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Kon Tum ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2012 2013 2014 Năm 2013/ 2012 Năm 2014/ 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng thu nhập 685 608 599 -11% -1%

Thu lãi tiền gửi 4 0,6% 4 0,7% 4 0,7% 0% 0% Thu lãi cho vay 642 93,7% 576 94,7% 572 95,5% -10% -0,7% Thu ngoài lãi 39 5,7% 28 4,6% 23 3,8% -28% -18%

2. Tổng chi phí 605 541 531 -10% -2%

Trả lãi tiền gửi 159 26,3% 172 31,8% 160 30,1% 8% -7% Trả lãi tiền vay 328 54,2% 252 46,5% 253 47,7% -23% 0,4% Trả lãi phát hành

giấy tờ có giá 13 2,2% 3 0,5% 2 0,4% -77% -33% Chi ngoài lãi 105 17,3% 115 21,2% 116 21,8% 10% 0,7%

3. Lợi nhuận 80 66 68 -17% 3%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank - Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2012-2014)

Trong điều kiện tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận đề ra, Agribank Kon Tum cần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, giảm chi phí, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nh m tạo ra nguồn thu dồi dào từ hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

2.2. MÔI TRƢỜNG CẠNH TRANH

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ cho vay của Agribank Kon Tum bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng. Trên địa bàn tỉnh có 4 NHTM nhà nước và NH TMCP nhà nước chi phối, 4 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng CSXH, ngân hàng phát triển.

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết của Agribank Kon Tum năm 2014 Biểu đồ 2.1. Dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2014

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết của Agribank Kon Tum năm 2014) Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nợ xấu/TDN các TCTD trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Agribank 2.466 tỷ đồng BIDV 786 tỷ đồng Vietinbank 750 tỷ đồng Vietcombank 907 tỷ đồng Sacombank 180 tỷ đồng Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Sacombank

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết của Agribank Kon Tum năm 2014) Biểu đồ 2.3. Dư nợ HGĐ, CN của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kon Tum

năm 2014

Qua biểu đồ thì các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm thị phần cho vay lớn. Trong 4 NHTM nhà nước thì Vietcombank thành lập sau nhất nhưng chi nhánh Vietcombank có mức dư nợ vượt qua BIDV và Vietinbank. Ngoài quy mô lớn, mạng lưới trải rộng, các chi nhánh NHTM nhà nước đã có một lượng lớn khách hàng truyền thống, cùng chia sẽ những thuận lợi cũng như khó khăn trong một thời gian dài.

Trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho vay hiện nay, hoạt động cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Các ngân hàng đưa ra rất nhiều cách nh m thu hút khách hàng đến với mình.

Cạnh tranh về sự linh hoạt trong quá trình cung cấp dịch vụ: Lợi thế

cạnh tranh này phần lớn thuộc về các ngân hàng cổ phẩn lớn.

Hiện nay các ngân hàng đang cố gắng nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của mình thông qua việc ngày càng hoàn thiện các bước dịch vụ. Rút ngắn thời gian cung cấp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng, gia tăng sự thuận tiện tiết kiệm thời gian cho khách hàng một cách tối ưu.

Cạnh tranh về các yếu tố dịch vụ

Điều kiện vay ngày càng được các ngân hàng cải thiện nhiều hơn, ph hợp, đến gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu. Các yếu tố của dịch vụ cũng được các ngân hàng đưa ra ngày càng hấp dẫn khách hàng. Ví dụ: Các NHTM cổ phần có cơ chế nới lỏng điều kiện cho vay như là cho khách hàng vay theo nhu cầu không cần ác định nguồn thu để trả nợ, mức cho vay cao, hoặc khi định giá tài sản thì mức giá khá cao so với giá thị trường. Hoặc cho vay mà không cần giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những đối tượng kinh doanh cần phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận hành nghề, không yêu cầu khách hàng cung cấp hoá đơn chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn cũng ngày càng có lợi đối với khách hàng.

Cạnh tranh lãi suất

Đây là một yếu tố được khách hàng khá quan tâm nên các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất khá cạnh trạnh để thu hút khách hàng. Giảm lãi suất cho vay là một cách thức hấp dẫn khách hàng đến với ngân hàng được rất nhiều ngân hàng áp dụng. Nhiều NHTM cổ phần áp dụng mức lãi suất linh hoạt, 03 tháng đến 06 tháng đầu áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn để thu hút khách hàng. Hàng loạt dịch vụ cho vay mới như h trợ mua nhà đất, h trợ kinh doanh được giới thiệu với nhiều thuận lợi về điều kiện vay và lãi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng NNPTNT , chi nhánh tỉnh kom tum (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)