Thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 72 - 74)

5. Bố cục đề tài

2.3.1. Thành công và hạn chế

a. Thành công

Việc tổ chức công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển tiềm năng của người lao động được Công ty ngày càng quan tâm, coi trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm động lực thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của Công ty.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty đã được quan tâm và thực hiện phần nào có hiệu quả. Điều này được thể hiện phần nào ở những đóng góp tích cực của người lao động tại Công ty đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua.

Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Công ty đã đạt được những thành công cụ thể:

- Việc xác định mục tiêu đào tạo Công ty đã triển khai xác định được mục tiêu đào tạo trước khi đào tạo.

- Nội dung, kiến thức đào tạo phù hợp với từng chuyên đề và đối tượng đào tạo.

- Lựa chọn phương pháp đào tạo khá phù hợp với từng đối tượng. - Có kế hoạch, xác định nhu cầu đào phục vụ cho công tác đào tạo. - Có nguồn kinh phí để chi cho việc đào tạo.

- Có đánh giá, so sánh kết quả trước và sau chương trình đào tạo.

b. Hạn chế

+ Xác định mục tiêu đào tạo lúc có lúc không, chưa thật sự khoa học, không dựa vào chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Chưa có hoạch định nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai.

+ Chưa đánh giá đúng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp do chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực rõ ràng.

- Việc xác định kiến thức đào tạo chưa thật sự bám theo chiến lược phát triển của Công ty, nội dung kiến thức đào tạo ít đi vào thực tế công việc của người lao động, cụ thể:

+ Không thực hiện phân tích công việc, phân tích nhân viên để phân tích và xác định kiến thức cần bổ sung cho phù hợp với từng đối tượng trong doanh nghiệp.

+ Đội ngũ giảng viên với năng lực sư phạm còn hạn chế nên công tác truyền đạt kiến thức đến học viên chưa đạt được kết quả như mong đợi.

- Trong công tác lựa chọn phương pháp đào tạo:

+ Phương pháp đào tạo chủ yếu là phương pháp truyền thống chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp đào tạo mới cho các đối tượng tại Công ty.

+ Chưa so sánh giữa 2 phương pháp đào tạo trong công việc và ngoài công việc đối với các nhóm đối tượng, với các loại kiến thức khác nhau để chọn ra phương pháp phù hợp mà áp dụng cho hiệu quả.

- Công tác xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu đào tạo không được chủ động, không hợp lý về mặt không gian và thời gian, thiếu căn cứ để đảm bảo đạt kết quả tốt cho công tác đào tạo và sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Không dựa trên cơ sở xác định dư thừa hay thiếu hụt về số lượng, chất lượng lao động để xác định nhu cầu và đối tượng tham gia đào tạo.

+ Công tác xác định nhu cầu đào tạo không được thực hiện bài bản, chính thức mà chỉ làm theo cách tương đối sơ sài, thường bỏ qua các bước trong đánh giá nhu cầu như phân tích doanh nghiệp, phân tích công việc và phân tích nhân viện.

+ Công tác xác định đối tượng đào tạo cũng chưa thật sự khoa học, dẫn đến tình trạng người cần được đào tạo thì không được đào tạo, người không có nhu cầu đào tạo thì cho đi đào tạo.

- Trong công tác xác định kinh phí đào tạo:

+ Nguồn vốn đầu tư vào công tác đào tạo còn thấp chưa xứng đáng với quy mô và nhu cầu hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty, chưa đáp ứng được mục tiêu của tổ chức.

+ Công tác xác định nguồn chi trả cho công tác đào tạo chưa thật sự hợp lý dẫn đến kinh phí đào tạo sử dụng chưa thật sự hiệu quả, còn nhiều lãng phí. + Chế độ cho người tham gia các khóa đào tạo chưa phù hợp làm cho người lao động thiếu động lực khi tham gia đào tạo.

- Công tác đánh giá kết quả đào tạo:

+ Hầu như không thực hiện công tác đánh giá kết quả đào tạo, nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, ý kiến kết luận chủ quan của lãnh đạo.

+ Chưa sử dụng các phương pháp đánh giá khoa học để đánh giá chính xác kết quả sau đào tạo của khóa đào tạo cũng như của người được đào tạo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)