Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 94 - 96)

5. Bố cục đề tài

3.2.6. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả chương trình đào tạo

Hoạt động đào tạo cần phải được tăng cường công tác giám sát, đánh giá thường xuyên. Công ty phải tổ chức đánh giá ngay khi đào tạo và cả sau khi đào tạo bằng các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo. Thường xuyên đánh giá, so sánh những công nhân và cán bộ đã qua đào tạo với những người chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó thiết lập các tiêu chí đánh giá để phản ánh mức độ thích hợp của nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo nhằm điều chỉnh ngay trong quá trình đào tạo và hoàn thiện các lần đào tạo sau. Mặt khác, trong quá trình đào tạo phải có bài kiểm tra, những tình huống giả định để đánh giá kiến thức, kỹ năng học được của các học viên.

Mỗi năm nên tổ chức khảo sát, đánh giá một lần. Công ty cần thường xuyên thống kê trình độ tay nghề bình quân, các kết quả đào tạo và thông báo cho công nhân và cán bộ biết, thông báo kết quả của những người vừa qua đào tạo, đồng thời nêu lên các chỉ tiêu về trình độ trong những năm tới. Đánh giá kết quả đào tạo là việc làm cần thiết, thường xuyên sau mỗi khóa đào tạo nhằm mục đích xem xét công tác đào tạo có đáp ứng được mục tiêu đề ra qua đó rút ra những kinh nghiệm cho lần tổ chức tiếp theo. Việc đánh giá bao gồm:

- Tổ chức kiểm tra cuối khóa đào tạo: Xem xét mức độ tiếp thu của người học đối với chương trình nội dung đào tạo thông qua các bài kiểm tra.

- Đánh giá kết quả khóa học của học viên: Xem xét phản ứng của người học về khóa đào tạo.

- Báo cáo kết quả đào tạo: Với mục tiêu đặt ra thì sau khi kết thúc khóa học thì người học tiếp thu được những gì và những kiến thức đó được đề xuất áp dụng vào trong công việc như thế nào.

Có thể sử dụng biểu mẫu sau để tiến hành đánh giá: + Đánh giá khóa học của học viên (phụ lục số 4) + Báo cáo kết quả đào tạo (phụ lục số 5)

- Đánh giá kết quả đào tạo: Áp dụng hình thức này thường cho đối tượng là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý. Mỗi người (hoặc nhóm người) tham gia đào tạo phải viết báo cáo sau khi tham gia khóa đào tạo. Trong báo cáo phải nêu rõ những vấn đề sau:

- Tên khóa học đã tham gia - Đơn vị tổ chức giảng dạy - Thời gian tổ chức khóa học - Mục tiêu của khóa học

- Nội dung kiến thức tiếp thu, đạt được sau khóa học - Có những đề xuất áp dụng vào thực tế công việc.

Căn cứ báo cáo này, sau khi theo dõi, kiểm tra nội dung công việc mà học viên (nhóm học viên) đó đề xuất, kết quả thực hiện công việc sẽ là cơ sở để đánh giá kết quả đào tạo của học viên tham gia khóa học.

Bên cạnh đó, để đánh giá hoạt động đào tạo khi có hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động đánh giá đó là thông tin khảo sát trong quá trình đào tạo và thông tin được cung cấp từ các hoạt động khác. Công ty cử bộ phận giám sát theo dõi những kỹ năng, kiến thức sau khi đào tạo có được nhân viên áp dụng vào thực tế. Đồng thời, phải theo dõi kết quả hoàn thành công việc, thái độ, tác phong làm việc trước và sau khi đào tạo. Thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá mức độ ảnh hưởng sau khi đào tạo đến kết quả hoạt động chung của Công ty. Thông tin này bao gồm: Khả năng, trình độ,

các khóa huấn luyện đã qua của nhân viên, những năng lực đã bộc lộ và khả năng phát triển các năng lực. Đồng thời, cần có thông tin về mong ước phát triển (hay kế hoạch nghề nghiệp) của chính bản thân người nhân viên. Công ty tổng kết, đánh giá mức độ thành công, ưu nhược điểm của chương trình đào tạo để rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)