Đặc điểm về công tác tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 41 - 44)

5. Bố cục đề tài

2.1.1. Đặc điểm về công tác tổ chức của công ty

a. Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành

Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi tiền thân là Lâm trường Bình Sơn – Quảng Ngãi được thành lập dựa trên việc hợp nhất Lâm trường Bình Khương và Lâm trường tháng 10 Bình Sơn. Sau đó công ty Cao su Quảng Ngãi được thành lập lại theo Quyết định số 98/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/6/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và được chuyển về làm thành viên Tổng Công ty Cao su Việt Nam theo Quyết định số 669/QĐ- TCCB ngày 23/6/1999 của Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam).

Quá trình phát triển

Ngày 24/03/1999, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Quyết định cấp đất quy hoạch trồng Cao su cho Công ty với diện tích 3.000 ha trong đó tại huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi là 700 ha trên địa bàn xã Tịnh Trà, Tịnh Bình và Tịnh Thọ; tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi là 2.300 ha trên địa bàn 10 xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Tân, Bình Phú, Bình Trị, Bình Phước, Bình Chánh, Bình Chương, Bình Khương và Bình Mỹ.

Trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2009 Công ty đã trồng được 1.268 ha cao su, trong đó đưa vào kinh doanh 317 ha trên địa bàn các xã Bình An, Bình Khương, Bình Minh, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Nguyên, Bình Thanh

Đông, Bình Thanh Tây (thuộc huyện Bình Sơn), xã Tịnh Trà (thuộc huyện Sơn Tịnh).

Nhìn chung từ năm 1999 đến nay Công ty đã có những bước phát triển đáng kể so với ngày đầu mới thành lập cả về diện tích đất đai, cây trồng, doanh thu, nộp ngân sách và tài sản.

b. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng: xây dựng cơ bản cho Công ty đáp ứng nhu cầu thị trường, sản xuất kinh doanh mủ cao su tự nhiên.

Nhiệm vụ:

- Đầu tư, trồng chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm mủ cao su;

- Làm nhiệm vụ cho việc phát triển cao su tiểu điền; - Khai thác và kinh doanh lâm sản từ rừng đã trồng;

- Làm dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ trong nội bộ công ty; - Thu mua, xuất nhập khẩu.

c. Bộ máy tổ chức và quản lý

Công ty Cao su Quảng Ngãi là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý điều hành. Bộ máy quản lý Công ty gồm:

- Hội đồng thành viên: từ 3 đến 5 thành viên gồm Chủ tịch hội đồng thành viên và các thành viên hội đồng (Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng Giám đốc Công ty).

- Kiểm soát viên: từ 1 đến 3 thành viên.

- Ban giám đốc: Giám đốc Công ty; Phó giám đốc.

- Các phòng nghiệp vụ (4 phòng, ban): Phòng Tài chính kế toán; Phòng Tổ chức hành chính – Lao động tiền lương; Phòng Kế hoạch – Xây dựng cơ bản; Phòng Kỹ thuật.

- Các đơn vị trực thuộc (gồm 6 đội sản xuất): Đội sản xuất Cao su Bình An; Đội sản xuất Cao su Bình Khương; Đội sản xuất Bình Minh; Đội sản xuất Bình Thanh; Đội sản xuất Bình Hòa; Đội sản xuất Tịnh Trà.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng xuyên suốt từ cấp Công ty xuống các đơn vị trực thuộc. Đứng đầu là Giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước cơ quan chủ quản là Tập đoàn Cao su Việt Nam. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các Phòng nghiệp vụ. Trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là các đơn vị trực thuộc.

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC 1. Đội sản xuất Bình An 2. Đội sản xuất Bình Khương 3. Đội sản xuất Bình Minh 4. Đội sản xuất Bình Thanh 5. Đội sản xuất Bình Hòa 6. Đội sản xuất Tịnh Trà

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CHỨC NĂNG

1. Phòng Tài chính Kế Toán 2. Phòng Tổ chức hành chính – Lao động tiền lương

3. Phòng Kế hoạch – Xây dựng cơ bản

4. Phòng kỹ thuật BAN GIÁM ĐỐC

Bộ máy quản lý khá phức tạp nên gặp không ít khó khăn trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì thế Công ty cần có một đội ngũ lao động có chuyên môn và trình độ quản lý cao.

Mặt khác, với mô hình hoạt động rộng lớn, dàn trải như vậy thì việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực như thế nào cho hợp lý, hiệu quả để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Công ty là một vấn đề tác giả quan tâm trong luận văn này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV cao su quảng ngãi (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)