5. Bố cục đề tài
2.2.2. Thực trạng việc xác định nội dung kiến thức đào tạo
Là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và công tác đào tạo. Việc xác định đúng nội dung đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng đào tạo tiếp thu nội dung đào tạo tốt hơn, từ đó hiệu quả đào tạo cũng cao hơn.
Nội dung kiến thức đào tạo tại Công ty xác định cho các loại đối tượng như sau:
- Kiến thức đào tạo cho công nhân trực tiếp chủ yếu là hướng dẫn công việc, truyền đạt những nội dung cơ bản về nội quy, chế độ chính sách của Nhà nước và của Công ty liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, những quy định về an toàn lao động... Tuy nhiên khi tổ chức các lớp đào tạo
này, việc lựa chọn kiến thức đào tạo là do các cán bộ chuyên môn của các phòng soạn thảo và truyền đạt. Nội dung đào tạo còn chung chung, chưa sát đúng với thực tế. Đội ngũ giảng dạy lại làm việc kiêm nhiệm, tuy có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng truyền đạt còn hạn chế, các đối tượng tham gia đào tạo lại không đồng nhất về độ trình độ dẫn đến hiệu quả đào tạo không cao.
- Kiến thức đào tạo cho nhóm cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thuộc các phòng ban chủ yếu tập trung vào định hướng công việc, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng thực hiện công việc. Những năm qua, việc đào tạo cho đối tượng này thường thông qua các tổ chức đào tạo bên ngoài, nội dung kiến thức do các tổ chức đó soạn thảo và được sự thông qua của Công ty và cử người lao động tham gia. Mặc dù đối tượng đào tạo này có trình độ cao hơn, nội dung kiến thức, chương trình đào tạo được xem là phù hợp nhưng thời gian đào tạo ngắn, Công ty lại chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá, không thường xuyên tổ chức theo dõi nên công tác đào tạo cho đối tượng này cũng không mang lại hiệu quả cao.
- Kiến thức đào tạo cho nhóm cán bộ quản lý chủ yếu là kiến thức quản lý kinh tế doanh nghiệp, kiến thức lý luận chính trị.
Việc đào tạo các kiến thức liên quan đến quản lý kinh tế, cao cấp lý luận chính trị, đại học và sau đại học còn rất hạn chế vì chủ yếu dựa vào từng chức danh mà Công ty xem xét cử đi học các lớp tập trung bên ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh những nhận xét căn cứ vào số liệu thực tế và qua tìm hiểu trên góc độ chủ quan của người nghiên cứu, luận văn còn có những đánh giá khách quan căn cứ vào số liệu điều tra những người trong cuộc là những cán bộ, nhân viên trong Công ty.
Mô tả quá trình điều tra: tác giả đã thực hiện điều tra 70 mẫu (Theo mẫu phiếu thu thập ý kiến tại phụ lục 1), chiếm tỷ lệ 36,3% tổng số lao động, trong
đó có 10 mẫu dành cho đối tượng lao động gián tiếp còn lại là 60 mẫu cho các đối tượng khác (lao động trực tiếp). Cuộc điều tra tiến hành trên toàn Công ty và ưu tiên cho những đối tượng đã từng tham gia chương trình đào tạo của Công ty trong những năm qua. Bảng câu hỏi được trình bày ở phần phụ lục 1. Tổng hợp ý kiến từ kết quả khảo sát các chương trình đào tạo đã tham gia của cán bộ công nhân viên và người lao động trong thời gian vừa qua được thể hiện tại bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát các chương trình đào tạo đã tham gia của người lao động trong Công ty thời gian qua
TT Các chương trình đào tạo Số ý kiến điều tra Tỷ lệ (%)
1 Tập huấn nghiệp vụ 55 78,6
2 Đào tạo kiến thức 7 10
3 Đào tạo kỹ năng 6 8,6
4 Đại học 2 2,8
5 Sau đại học 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại Công ty)
Trong 70 phiếu khảo sát có 78,6% đã tham gia chương trình đào tạo tập huấn, 10% đã tham gia chương trình đào tạo kiến thức, 8,6% đã tham gia đào tạo kỹ năng, tuy nhiên số lượng người tham gia đào tạo sau đại học là không có. Điều này cũng đúng với thực tế hiện nay. Do đó, Công ty cần khuyến khích nhân viên tham gia các lớp đào tạo dài hạn như đào tạo sau đại học với mục đích nâng cao năng lực và kiến thức để Công ty có thêm nhiều cán bộ quản lý giỏi, cũng như tham gia nhiều hơn các lớp đào tạo kỹ năng, đào tạo đại học trong thời gian đến.
Tổng hợp ý kiến từ kết quả khảo sát mức độ phù hợp giữa kiến thức đào tạo với trình độ học viên tại bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp giữa kiến thức đào tạo và trình độ học viên
Nội dung Mức độ Số ý kiến điều tra Tỷ lệ (%) Sự phù hợp giữa kiến thức đào tạo với trình độ học viên Rất phù hợp 8 11,4 Khá phù hợp 12 17,1 phù hợp 39 55,7 Ít phù hợp 11 15,7 Không phù hợp 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại Công ty)
Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy có 84.2% phiếu nhận xét nội dung kiến thức đào tạo là phù hợp với trình độ của học viên. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ không nhỏ 15,7% số phiếu cho rằng kiến thức đào tạo ít phù hợp với trình độ học viên. Vì vậy, trong thời gian đến Công ty cần nghiên cứu điều chỉnh nội dung kiến thức đào tạo sao cho phù hợp với khả năng của từng đối tượng học viên.
Kết quả trên còn phản ánh thực tế là Công ty đã không thực hiện phân tích công việc và phân tích nhân viên để tổng hợp đưa ra các kiến thức còn thiếu cần bổ sung cho đối với từng đối tượng. Mặt khác, riêng đội ngũ giảng viên tại Công ty là những cán bộ, chuyên viên tuy có kinh nghiệm nhưng hầu hết chưa qua trường lớp sư phạm, nên cũng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng truyền đạt kiến thức cho học viên.