5. Bố cục đề tài
2.1.2. Đặc điểm nguồn lực của Công ty
a. Nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đóng vai trò quan trọng nhất để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đặc biệt với hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Công ty lại cần số lượng lao động lớn, nhất là lao động trực tiếp và tay nghề cao.
Đề tài này với mục tiêu đánh giá công tác đào tạo tại Công ty Cao su Quảng Ngãi để có những đề xuất cho việc phát triển doanh nghiệp vì vậy để thấy được tình hình nguồn nhân lực ảnh hưởng đến công tác đào tạo như thế nào, tác giả phân tích số lượng và chất lượng lao động tại Công ty qua các năm.
Số lượng lao động
Hiện nay, tổng số lao động của Công ty là khá lớn và tương đối ổn định trong những năm gần đây. Điều này thể hiện nguồn nhân lực đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng lao động tại Công ty, đồng thời cũng thể hiện phần nào tình hình khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh của Công ty. Ngoài ra ta thấy lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 80% điều này phù hợp với ngành sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu lao động theo tính chất công việc
Tính chất công việc
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 196 100 191 100 193 100 Gián tiếp 33 16,8 34 17,8 34 17,6 Trực tiếp 163 83,2 157 82,2 159 82,4 Tăng (+) giảm(-) so với năm trước
(%)
-2,6 +1,0
(Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính)
Từ bảng 2.1 ta thấy số lượng lao động của Công ty thay đổi không nhiều trong những năm gần đây, mỗi năm chỉ giao động từ 1-3%.
Đồng thời cơ cấu lao động theo tính chất công việc cũng tương đối ổn định. Lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng từ 16,7% đến 17,6%, lao động trực tiếp chiếm từ 82,2% đến 83,2%. Điều này phù hợp với ngành nuôi trồng, khai thác cao su. Nó cũng phần nào thuận lợi cho công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty.
Số lượng lao động của Công ty Cao su Quảng Ngãi được minh họa bằng đồ thị 2.2 như sau:
0 50 100 150 200 250
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
N
gư
ời Gián tiếp
Trực tiếp Tổng số
Hình 2.2. Đồ thị minh họa cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Công ty Cao su Quảng Ngãi qua các năm
Chất lượng lao động
Chất lượng lao động được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau như: độ tuổi, giới tính, thể chất, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, bậc thợ. Các tiêu chí này phản ánh tình trạng sức khỏe, thể chất, chuyên môn đào tạo, lý luận chính trị cũng như nhận thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Để thuận tiện cho việc đánh giá chất lượng lao động của Công ty Cao su Quảng Ngãi tác giả đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn nhân lực theo chức danh quản lý.
Khối các nhà quản trị và lao động quản lý chiếm 4.6-5.2 % tổng số lao động, là lực lượng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trên tổng số lao động. Tỷ lệ lao động quản lý hàng năm khoảng trên 5% trong tổng số lao động và phù hợp với ngành. Lực lượng này chịu trách nhiệm quản trị doanh nghiệp như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hoạt động các nguồn lực trong doanh
nghiệp và sử dụng các nguồn lực này nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra.
Khối lao động chuyên môn nghiệp vụ chiếm khoảng 12,2-12,6 % tổng số lao động. Đây là lực lượng cán bộ chuyên môn tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo triển khai các hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo quy định.
Khối lao động trực tiếp chiếm 82,2-83,2 %. Đây là lực lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số lao động.
Cơ cấu nguồn nhân lực theo đối tượng lao động được minh họa cụ thể trong bảng 2.2:
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo đối tượng lao động
Số
TT Đối tượng lao động
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL (ng) Tỷ lệ (%) SL (ng) Tỷ lệ (%) SL (ng) Tỷ lệ (%) 1 Lao động quản lý 9 4.6 10 5.2 10 5.2 2 Lao động CMNV 24 12.2 24 12.6 24 12.4 3 Lao động trực tiếp 163 83.2 157 82.2 159 82.4 Tổng cộng 196 100 191 100 193 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Nhìn chung cơ cấu trình độ của người lao động qua các năm không có nhiều sự thay đổi, trình độ học vấn của lực lượng lao động của Công ty nói chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là không có lao động có trình độ sau đại học. Điều này được minh chứng ở bảng 2.3:
Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Trình độ học vấn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 196 100 191 100 193 100 Sau đại học - - - Đại học 13 6,6 17 8,9 18 9,3 CĐ, trung cấp 20 10,2 17 8,9 16 8,3 Công nhân kt 163 83,2 157 82,2 159 82,4 (Nguồn: phòng Tổ chức hành chính)
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy: trình độ học vấn của lực lượng lao động từ trung cấp đến cao đẳng, đại học năm 2013 chiếm khoảng 16,8 % tổng số lao động, năm 2014 là khoảng 16,5 %, đến năm 2015 tăng lên là 17,6 %.
Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng 6,6 % năm 2013, đến năm 2014 tăng 2,3 % lên thành 8,9 % và đến năm 2015 là 9,3 %.
Lao động trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2014 là 8,9 % giảm 1,3 % so với năm 2013 và đến năm 2015 là 8,3 %.
Lao động công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 80 % và tỷ trọng này có xu hướng được duy trì.
Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn của Công ty Cao su Quảng Ngãi qua các năm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
0 50 100 150 200 250
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
N
gư
ời Đại họcCĐ, trung cấp
Công nhân kt Tổng số LĐ
Hình 2.3. Đồ thị cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn
b. Đặc điểm nguồn lực tài chính
Công ty Cao su Quảng Ngãi là một doanh nghiệp có đặc thù riêng về cơ chế tài chính, phải hoạch toán phụ thuộc vào công ty chủ quản là Tập đoàn Cao su Việt Nam. Nhiều vần đề về tài chính phải xin ý kiến công ty chủ quản chứ không được chủ động tự quyết định.
Trong giai đoạn hiện nay, Công ty Cao su Quảng Ngãi kinh doanh trong trạng thái thua lỗ hoặc nếu có cũng là lợi nhuận đạt tỷ lệ rất thấp so với tổng số vốn chủ sở hữu. Ngồn vốn kinh doanh của Công ty rất lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy nhiên Công ty vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Đảm bảo kinh phí cho quá trình đào tạo được thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đi vào cụ thể ta thấy phần vốn tính đến cuối năm 2015 là 92 tỷ đồng, trong đó phần nợ phải trả khoảng 20 tỷ đồng, phần vốn chủ sở hữu là khoảng 70 tỷ đồng. Và sẽ rõ hơn tình hình tài chính của Công ty qua bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.4. Tóm tắt tài sản – nguồn vốn của Công ty qua các năm (ĐVT: triệu đồng) TT CHỈ TIÊU NĂM 2014 2015 1 Tài sản 89.296 92.755 1.1 Tài sản ngắn hạn 4.536 10.847 1.2 Tài sản dài hạn 84.760 81.908 2 Nguồn vốn 89.296 92.755 2.1 Nợ phải trả 20.463 21.824 2.2 Vốn chủ sở hữu 68.833 70.931
(Nguồn: PhòngTài chính kế toán)
Trong thời gian gần đây Công ty ít chú trọng đến công tác đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực tuy có điều kiện thuận lợi là nguồn vốn lớn, phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao khoảng 70%.
Với nguồn vốn này sẽ là điều kiện thuận lợi đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp.
c. Đặc điểm nguồn lực cơ sở vật chất
Từ ngày thành lập nguồn vốn của Công ty tăng thường xuyên qua các năm, đặc biệt là giai đoạn năm 2010, công tác đánh giá lại tài sản hiện có để chuẩn bị chuyển đổi hình thức hoạt động của Công ty sang công ty TNHH MTV. Cho đến nay nguồn cơ sở vật chất lớn mạnh, phong phú, đa dạng, ngang tầm với mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổng giá trị tài sản cố định đến thời điểm 31/12/2015 đã là 82.390 triệu đồng, được thể hiện chi tiết trong bảng 2.5:
Bảng 2.5. Tài sản cố định của BĐPCqua các năm
Danh mục Đơn vị Năm 2014 Năm 2015
1. Tài sản cố định hữu hình Triệu đồng 25.425 26.765 2.Tài sản cố định thuê tài
chính Triệu đồng - -
3. Tài sản cố định vô hình Triệu đồng - -
4. Chi phí XD cố định dở dang Triệu đồng 55.624 55.993 Tổng tài sản cố định Triệu đồng 81.419 82.390
Tăng (+) giảm (-)
so với năm trước % - 1,2
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Từ bảng trên ta thấy, giá trị tài sản cố định tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng không lớn vì khối lượng tài sản cố định rất lớn.
Nhìn chung, với nguồn cơ sở vật chất lớn mạnh này, có thể đảm bảo có đủ nguồn lực cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty ngày một tốt hơn. Và là điều kiện thuận lợi để người lao động yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và tích cực tham gia vào quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.
Với cơ sở vật chất như vậy đòi hỏi Công ty phải có nguồn nhân lực dồi dào, đảm bảo về chất lượng và phải qua đào tạo để đáp ứng được nhu cầu càng cao của khách hàng và từ sự khó khăn từ nền kinh tế.