6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu sơ bộ
a. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính bằng hình thức thảo luận nhóm để khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dành để đo lƣờng các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Đối tƣợng tham gia buổi thảo luận gồm 10 ngƣời đến từ 10 bộ phận khác nhau của Công ty. Nội dung phỏng vấn đƣợc thực hiện trên cơ sở đề cƣơng đã chuẩn bị trƣớc (Phụ lục 3), đồng thời tìm hiểu thêm một số vấn đề.
b. Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 7 nhân tố của mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên đƣợc đồng tình và có thể dùng cho nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu định lƣợng.
Thang đo cần phải đƣợc điều chỉnh cho phù hợp hơn, đó là loại bỏ thang đo “Những thách thức công việc đòi hỏi” và “Hỗ trợ vào những dịp lễ, Tết”. Tất cả tổng hợp thành Bảng thang đo điều chỉnh gồm 29 chỉ báo từ 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên.
Bảng 2.3. Bảng thang đo điều chỉnh
TT Nhân tố Mô tả Ký
hiệu
1
Bản chất công việc
- Sự thú vị công việc đem lại BCCV1 2 - Sự phát huy khả năng cá nhân BCCV2 3 - Khối lƣợng công việc đƣợc giao BCCV3 4 - Những kỹ năng mà công việc đem lại BCCV4 5 - Sự phát huy sáng tạo trong công việc BCCV5 6 - Sự phù hợp của công việc BCCV6
TT Nhân tố Mô tả Ký hiệu
7
Đào tạo và thăng tiến
- Việc đào tạo các kỹ năng để thực hiện tốt
công việc DT1
8 - Điều kiện học tập phát triển nghề nghiệp DT2 9 - Cơ hội thăng tiến khi làm việc DT3 10 - Chính sách thăng tiến tại Công ty DT4 11
Lãnh đạo
- Năng lực và khả năng điều hành LD1 12 - Sự ghi nhận ý kiến nhân viên đóng góp LD2 13 - Việc đối xử giữa các nhân viên LD3
14 - Hỗ trợ cho nhân viên LD4
15
Đồng nghiệp
- Thân thiện, hòa đồng, dễ gần DN1 16 - Phối hợp làm việc nhóm DN2 17 - Hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết DN3
18 - Việc trau dồi chuyên môn khi làm việc
với đồng nghiệp DN4
19
Tiền lƣơng
- Tiền lƣơng nhận đƣợc từ kết quả làm việc TL1 20 - Mặt bằng lƣơng so với công ty khác TL2 21 - Chính sách tăng lƣơng TL3 22 - Các khoản trợ cấp thêm ngoài lƣơng gộp TL4 23
Phúc lợi
- Hỗ trợ đi lại PL1
24 - Chế độ bảo hiểm PL2
25 - Chế độ ốm đau, thai sản PL3 26 - Các hoạt động vui chơi, giải trí PL4
TT Nhân tố Mô tả Ký hiệu
27
Điều kiện làm việc
- Thời gian làm việc DK1
28 - Môi trƣờng làm việc DK2
29 - Cơ sở vật chất DK3
1
Sự hài lòng chung
Anh/ Chị hài lòng khi làm việc tại Công ty HL1
2 Anh/ Chị giới thiệu mọi ngƣời đến làm
việc tại Công ty HL2
3 Anh/ Chị sẽ làm việc tại Công ty trong 5
năm đến HL3
c. Phác thảo bảng câu hỏi và nghiên cứu thử nghiệm
Phiếu khảo sát đƣợc thực hiện dựa vào lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc đây kết hợp với bản thảo luận nhóm về nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên để xây dựng các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Nội dung và các biến quan sát trong các thành phần đƣợc hiệu chỉnh cho phù hợp. Và thang đo Likert 5 điểm đƣợc dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với các điểm càng cao thì càng đồng ý với phát biểu.
Bản câu hỏi đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu phải đảm bảo những lợi ích sau: Tiết kiệm chi phí, thời gian, và nguồn lực; Bảo mật đƣợc thông tin danh tính đối tƣợng khảo sát nhằm khắc phục mức độ sai lệch thông tin thu thập trong bản câu hỏi. Bản câu hỏi đã đƣợc thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần thiết.
Nội dung Bảng câu hỏi gồm 3 phần Phần I: Giới thiệu mục đích nghiên cứu.
Phần II: Bao gồm những câu hỏi về nhân khẩu học, phân loại theo trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính, thu nhập.
Phần III: Bao gồm những câu hỏi về các tiêu chí về các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Bản câu hỏi trƣớc khi phát ra sẽ tiến hành tham khảo ý kiến của ngƣời lao động; thu thập thông tin thử nghiệm để kiểm tra cách trình bày, ngôn ngữ thể hiện, lỗi chính tả, ý trùng lặp, thời gian trả lời,…; và xử lý để đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của phiếu khảo sát và tìm cách khắc phục nếu cần thiết.
Kết quả đƣợc thực hiện với 30 nhân viên tham gia trả lời nhƣ sau:
- Quan sát của ngƣời điều tra: Việc trả lời nghiêm túc, tập trung, thời gian phổ biến từ 10 – 15 phút;
- Cảm nghĩ và ý kiến nhân viên: Các vấn đề khảo sát phù hợp với những vấn đề của họ trong công việc, việc trả lời thuận lợi, các câu hỏi dễ hiểu không có vƣớng mắc.
- Việc xử lý số liệu sơ bộ: Sử dụng số liệu phân tích, nhận thấy mục tiêu đặt ra cho đề tài là có thể đạt đƣợc.
Nhƣ vậy, phiếu khảo sát sơ bộ có thể đƣợc sử dụng trong nghiên cứu chính thức của đề tài.
2.3.2. Nghiên cứu định lƣợng
a. Thiết kế công cụ thu thập thông tin (Phiếu khảo sát)
Phiếu điều tra gồm 4 trang, in trên 2 tờ giấy A4. Phần chính của bản câu hỏi điều tra (Phụ lục 4) sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Nhân viên đƣợc đề nghị đánh giá về tầm quan trọng của 7 vấn đề ảnh hƣởng đến sự hài lòng ở Công ty, bằng cách đánh dấu vào các ô có mức độ hài lòng ứng với điểm từ 1 đến 5 (với 1: Rất không hài lòng, 2: Không hài lòng, 3: Bình thƣờng, 4: Hài lòng, 5: Hoàn toàn hài lòng).
b. Thiết kế thang đo lường
Đề tài sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn trả lời dạng thang đo Likert. Với các câu trả lời dƣới dạng thang đo này, ta sẽ thấy đƣợc sự hài lòng của nhân viên ở từng khía cạnh ở các mức độ hài lòng nhiều hay ít. Bảng tổng hợp thang đo của bài nghiên cứu đƣợc thể hiện chi tiết trong Phụ lục 8.
c. Chọn mẫu
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thƣớc mẫu dự kiến. Theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.Trong đề tài có 29 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy, mẫu tối thiểu cần thiết đối với đề tài nghiên cứu này là 29 x 5 = 145.
Nhƣ vậy, số lƣợng quan sát từ 150 trở lên là chấp nhận đƣợc đối với đề tài nghiên cứu này nhằm đảm bảo độ tin cậy, mức độ ổn định khi phân tích đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối Công ty.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp với phƣơng pháp lấy mẫu chia phần. Kích thƣớc mẫu là 190. Việc phân chia mẫu theo tỷ lệ % phân bố theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc, thâm niên, thu nhập của nhân viên. Bảng phân bố mẫu dự kiến đƣợc mô tả chi tiết trong Phụ Lục 7
d. Phân tích dữ liệu thu thập
Trƣớc khi tiến hành các hoạt động thống kê và phân tích, nghiên cứu sẽ thực hiện việc kiểm tra độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của các thang đo đã đƣợc sử dụng trong bản câu hỏi. Tác giả sử dụng phân mềm phân tích, thống kế SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu, gồm các bƣớc cụ thể sau:
Bƣớc 1: Mã hóa và nhập dữ liệu
Sau khi tiến hành khảo sát, bản câu hỏi thu thập đạt yêu cầu sẽ đƣợc sẽ nhập vào cơ sở dữ liệu. Những bản câu hỏi bị lỗi trả lời sẽ bị loại bỏ để đảm bảo dữ liệu có đủ độ tin cậy đƣa vào phân tích
Bƣớc 2: Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo
Công cụ Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định mối tƣơng quan giữa các biến. Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ đƣợc loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó. Vì thế, sau khi thu thập dữ liệu, bƣớc đầu, tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (theo Nunnally & Burnstein 1994). Nếu Cronbach’s Alpha >= 0.8 thì đƣợc coi là đạt độ tin cậy. Theo Hoàng Trọng (2005), các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng đƣợc trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với ngƣời đƣợc phỏng vấn. Đối với đề tài mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha >=0.6.
Bƣớc 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến còn lại tiếp tục đƣợc đƣa vào để phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu.
Giá trị KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) phải có giá trị từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố mới thích hợp, còn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
Ngoài ra, phân tích nhân tố cần dựa vào Eigenvalue để xác định số lƣợng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới đƣợc giữ lại trong mô hình.
Một phần quan trọng trong bảng phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component matrix). Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp trích nhân tố Principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.
Bƣớc 4: Phân tích hồi quy mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố
Mục tiêu của bƣớc này là đánh giá chi tiết mức độ tác động của từng nhân tố, nhóm nhân tố tới sự hài lòng của ngƣời lao động. Mức độ ảnh hƣởng thể hiện thông qua các con số trong phƣơng trình hồi quy. Những nhân tố nào có chỉ số Beta lớn hơn sẽ có mức độ ảnh hƣởng cao hơn.
Phân tích hồi quy để xác định mức ý nghĩa Sig và hệ số xác định R2 để chứng tỏ sự phù hợp của mô hình, xem xét giá trị Sig đối với từng nhân tố và nếu Sig>= 0.5 thì loại nhân tố đó ra khỏi mô hình. Tiếp theo tiến hành kiểm định các giả thuyết và kiểm định khắc phục các hiện tƣợng nhƣ đa cộng tuyến, tự tƣơng quan và phƣơng sai không đồng nhất (nếu có).
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng này đã giới thiệu sơ lƣợc về Chi nhánh Công ty TNHH Phần mềm FPT tại Đà Nẵng và các các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng tại Công ty .
Tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu (nghiên cứu định tính, định lƣợng, phƣơng pháp hồi quy đa biến) và các yêu cầu trong quá trình xử lý dữ liệu. Tác giả cũng đã thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế phƣơng án điều tra, diễn đạt và mã hóa bản câu hỏi để phục vụ cho việc xử lý dữ liệu, các phƣơng pháp đánh giá thang đo.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP
Bản câu hỏi đƣợc phát trực tiếp và gửi trực tuyến cho các nhân viên Công ty TNHH Phần mềm FPT- Chi nhánh Đà Nẵng, kết quả sau khi điều tra cụ thể nhƣ sau:
+ Tổng số bản phát ra : 190 bản + Tổng số bản thu về : 176 bản + Số bản hợp lệ : 153 bản
Với 153 bản câu hỏi này đƣợc sử dụng để làm dữ liệu nghiên cứu. Sau khi tiến hành điều tra thu thập thông tin và xử lý số liệu thì ta tiến hành thống kê mô tả.
Mô tả về mẫu
Bảng 3.1. Mô tả mẫu theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, công việc hiện tại
Tiêu chí Số lƣợng Tỉ trọng % Giới tính Nam 114 74.5 Nữ 39 25.5 Độ tuổi Dƣới 25 48 31.4 Từ 25 - 30 57 37.3 Trên 30 tuổi 48 31.4 Trình độ học vấn Cao đẳng 95 62.1 Đại học 42 27.4
Tiêu chí Số lƣợng Tỉ trọng % Trên Đại học 16 10.5 Bộ phận làm việc Bộ phận quản lý 9 5.9 Bộ phận lập trình viên 94 61.4 Bộ phận kiểm thử 25 16.3 Bộ phận quản lý chất lƣợng 15 9.8 Bộ phận biên dịch 10 6.5 Thâm niên Dƣới 2 năm 42 27.5 Từ 2 đến 5 năm 56 36.6 Trên 5 năm 55 35.9
Thu nhập hiện tại
Dƣới 5 triệu 10 6.5
Từ 5 triệu đến dƣới 8 triệu 74 48.4 Từ 8 triệu đến dƣới 12 triệu 56 36.6
Trên 12 triệu 13 8.5
Về giới tính của mẫu: Tổng cộng 153 đối tƣợng, trong đó có 114 nam chiếm 74.5%; 39 nữ chiếm 25.5%. Đối với bộ dữ liệu về đối tƣợng là ngƣời lao động làm việc tại các bộ phận của Fsoft, do đặc thù công nghệ thông tin nên tỷ lệ nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới là có thể chấp nhận đƣợc.
- Về độ tuổi: Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh, vì vậy lực lƣợng ngƣời lao động trẻ là chấp nhận đƣợc với nhân viên có độ tuổi phần lớn dƣới 30.
- Về trình độ học vấn: Đứng đầu tập trung nhóm nhân viên có trình độ Cao đẳng chiếm 62.1%, tiếp theo là nhóm ngƣời lao động có trình độ Đại Học
chiếm 27.5% và nhóm Sau đại học chỉ chiếm 10.5% cho thấy Công ty ƣu tiên sử dụng những ngƣời có trình độ Cao đẳng và Đại học.
- Về bộ phận làm việc: Chủ yếu nhân viên đƣợc khảo sát tập trung phần lớn tại bộ phận lập trình viên với 94 ngƣời lao động chiếm 61.4%, các bộ phận khác có lực lƣợng lao động tƣơng đối trải đều.
- Về thâm niên: tập trung chủ yếu vào nhóm nhân viên làm việc từ 2 đến 5 năm chiếm 36.6%, nhóm tiếp theo có 55 ngƣời lao động làm việc trên 5 năm, chiếm 35.9% và 42 ngƣời lao động làm việc dƣới 2 năm, chiếm 27.5%.
- Về thu nhập hiện tại: tập trung chủ yếu ở nhóm lao động có thu nhập từ 5 triệu đến dƣới 8 triệu chiếm 48.4%. Nhóm tiếp theo có 56 nhân viên có mức thu nhập từ 8 triệu đến 12 triệu chiếm 36.6%. Mức thu nhập này tƣơng đối phù hợp với thâm niêm làm việc mà mẫu khảo sát đƣợc.
3.2. KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THANG ĐO3.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 3.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Trƣớc hết hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng để loại các biến không phù hợp. Thang đo đƣợc chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên, nhƣng tốt nhất là lớn hơn 0.7 (Nunnally & Burnstein, 1994) và sẽ loại những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng thấp (<0.3) hoặc làm cho hệ số Cronbach Alpha không đạt yêu cầu.
Hệ số Cronbach Anpha đƣợc sử dụng để loại các biến không phù hợp trƣớc. Các biến có hệ số tƣơng quan biến - tổng (Item - Total Corelation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Nhiều nhà nghiên cứu đồng y rằng khi Cronbach Anpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Anpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm nghiên cứu đang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyên Mộng Ngọc, phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS).