Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.7.Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005)

Ở Việt Nam, nghiên cứu của PGS. TS Trần Kim Dung (2005) về sự hài lòng công việc trong điều kiện của Việt Nam trên cơ sở sử dụng Chỉ số mô tả công việc (JDI) theo cách tiếp cận của Smith, Kendall và Hullin (1969). Tuy nhiên, ngoài năm nhân tố đƣợc đề nghị trong JDI, tác giả đã đƣa thêm hai nhân tố nữa là Phúc lợi doanh nghiệp và Điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng nhƣ là xác định các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức hài lòng công việc của nhân viên ở Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu đã có những đóng góp là điều chỉnh và kiểm định thang đo JDI vào điều kiện của Việt Nam. Thang đo JDI đƣợc bổ sung thêm hai thành phần là Phúc lợi Công ty và Điều kiện làm việc tạo thành thang đo AJDI có giá trị và độ tin cậy cần thiết. Thang đo này đã giúp cho các tổ chức trong việc thực hiện đo lƣờng mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc tại Việt Nam.

Nhƣợc điểm đầu tiên của nghiên cứu này là đặc điểm của mẫu nghiên cứu, đối tƣợng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu là sinh viên tại chức theo học các khóa học khác nhau tại trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đang có việc làm toàn thời gian, do đó, có thể không phản ánh đầy đủ và chính xác các nhận thức về mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhóm nhân viên khác trong cùng địa bàn hoặc ở các địa bàn khác. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể không đại diện cho các vùng khác trong nƣớc. Hạn chế thứ hai: đây là nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực thỏa mãn công việc ở Việt Nam, do đó thiếu các số liệu thực nghiệm khác để so sánh đối chiếu kết quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH phần mềm FPT tại đà nẵng (Trang 36)